Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 29/12/2022 - 17:22
(Thanh tra) - “Làm công tác cán bộ không phải chỉ chọn người, mà khi thấy cán bộ đó không đáp ứng được yêu cầu công tác chúng ta cũng phải mạnh dạn để điều chỉnh, để thay”, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng. Ảnh: Đ.X
Ngày 29/12, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị Toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền
Theo báo cáo tại cuộc họp, năm 2022, toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã hoàn thành 100% các đề án theo chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, toàn ngành đã hoàn thành 62 đề án, nhiệm vụ về công tác tổ chức xây dựng Đảng, tham mưu với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành 44 văn bản và chủ trì ban hành 18 hướng dẫn về công tác tổ chức xây dựng Đảng.
Nổi bật là tham mưu chiến lược, trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Nghị quyết 21 về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; Nghị quyết 28 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị đối với hệ thống chính trị.
Công tác cán bộ bám sát nguyên tắc, quy định của Đảng, kịp thời, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của Đảng, tăng cường kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Các quy định về công tác cán bộ tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu.
Việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, xây dựng vị trí việc làm gắn với nâng cao chất lượng, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt nhiều kết quả quan trọng.
Đi cùng với đó, là đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát về công tác tổ chức xây dựng Đảng ở các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc, nhất là về công tác cán bộ; kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục hạn chế, khuyết điểm; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm vi phạm trong công tác tổ chức xây dựng Đảng.
“Ngành Tổ chức có một nỗ lực rất lớn, rất cố gắng, không phải đi chỉ đạo, nhắc nhở, đôn đốc các cái đơn vị khác tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, mà chính ngành Tổ chức từ Trung ương tới địa phương cũng cố gắng, nỗ lực thực hiện cái nhiệm vụ này”, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho hay.
Thường trực Ban Bí thư đánh giá cao và biểu dương những kết quả đạt được của ngành Tổ chức xây dựng Đảng trong năm 2022.
Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Trung ương bầu trong năm 2023
Tại hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Trong đó, đáng chú ý, năm tới, ngành Tổ chức xây dựng Đảng tập trung hoàn thành 17 đề án về công tác tổ chức xây dựng Đảng, trong đó có đề án trình Hội nghị Trung ương 7 kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương bầu; Hội nghị Trung ương 8 quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 14 và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Tham mưu thực hiện tốt các nghị quyết, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ. Báo cáo về tình hình đội ngũ cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cơ chế, chính sách phát hiện, lựa chọn, trọng dụng, bố trí sắp xếp cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội, cán bộ trẻ vào vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp.
Cạnh đó, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát một số chuyên đề quan trọng về công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, khắc phục có hiệu quả tình trạng cán bộ vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ…
Nhất trí với các nhóm nhiệm vụ đề ra trong báo cáo, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh thêm một số nội dung.
Theo ông Võ Văn Thưởng, trong năm 2023 sẽ lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương bầu; đánh giá kết quả 2,5 năm thực hiện Nghị quyết XIII; triển khai tổng kết 15 năm thi hành Điều lệ Đảng; chuẩn bị một bước cho Đại hội XIV…
“Những nội dung này, đôi khi mới liệt kê đầu việc thôi, nhưng tầm quan trọng, tính chất phức tạp rất lớn. Vì vậy, chúng ta phải tập trung rất là cao độ”, Thường trực Ban Bí thư lưu ý.
Ông cũng nhấn mạnh yêu cầu triển khai thực hiện tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.
Đồng thời, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi, lợi ích nhóm quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân, kết hợp hài hòa giữa xây và chống với đẩy mạnh tự phê bình và phê bình. Đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.
Đánh giá cán bộ phải rõ, thực chất, không “tròn vo”
Vấn đề nữa, Thường trực Ban Bí thư đề nghị, tiếp tục cụ thể hóa, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ.
Đặc biệt, phải đổi mới nhiều hơn nữa trong công tác cán bộ, đảm bảo khách quan, nhiều chiều, bằng sản phẩm, kết quả cụ thể, gắn cá nhân với tập thể, thực hiện tốt đánh giá cán bộ gắn liền với phê bình và tự phê bình.
Ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, đánh giá cán bộ rõ, thực chất, đề cao tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung sẽ góp phần thúc đẩy đội ngũ cán bộ rèn luyện.
“Đánh giá cán bộ mà tròn quá, đôi khi cũng tạo ra cán bộ tâm lý tròn vo “nước sông không phạm nước giếng”, đến thời sẽ lên”, Thường trực Ban Bí thư nói, đây là vấn đề rất biến chứng, nhấn mạnh cái mặt này, xem nhẹ cái mặt kia thì không phải.
Ông Võ Văn Thưởng cũng đề nghị cần làm rõ mối quan hệ cấp ủy, người đứng đầu, tập thể và cá nhân trong công tác cán bộ. Bởi khi thực hiện quy trình 5 bước, tinh thần dân chủ được phát huy nhưng vai trò lãnh đạo lại giảm đi, dẫn đến khi cán bộ được giới thiệu có vấn đề thì người đứng đầu “né” tránh trách nhiệm. Trong khi quy định về xử lý cán bộ thì xử lý người đứng đầu nghiêm khắc nếu để cán bộ thuộc quyền sai phạm.
Ngoài ra, phải hết sức quan tâm, coi trọng tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng, nhất là cán bộ tham mưu cấp chiến lược.
“Làm công tác cán bộ không phải chỉ chọn người, mà khi thấy cán bộ đó không đáp ứng được yêu cầu công tác chúng ta cũng phải mạnh dạn để điều chỉnh, để thay”, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ, vấn đề này không mới, các nghị quyết của Đảng đã nêu. Điều quan trọng nhất là thực hiện ra sao, biện pháp như thế nào để hiệu quả, tạo thống nhất, đoàn kết nội bộ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chuyển biến thực chất trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp
Toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã tập trung tham mưu cho cấp ủy triển khai việc đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới.
Theo Thường trực Ban Bí thư, chúng ta đã kết nạp trên 120.000 đảng viên, nâng tổng số đảng viên cả nước hiện nay lên hơn 5,3 triệu đảng viên, đồng thời rà soát sàng lọc 7.600 đảng viên, đưa 3.354 đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng.
Việc đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả về cơ bản đã đạt được các mục tiêu Nghị quyết 18 của Trung ương đề ra.
Đặc biệt, đã có chuyển biến thực chất trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược; bước đầu thực hiện nghiêm chủ trương khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm, kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, kiên trì thực hiện "có vào, có ra, có lên, có xuống" trong công tác cán bộ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Phương Anh
15:41 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Hoàng Nam
15:38 22/11/2024N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Văn Thanh
12:44 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Phương Anh
12:37 22/11/2024Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV