Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 11/06/2013 - 07:08
(Thanh tra)- Xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, hiện có trên 30 đối tượng đang thụ án về tội ma túy; 7 đối tượng án tử hình; 10 đối tượng đã bị tử hình. Nếu Pà Cò được ví như cái chảo lửa ma túy của vùng Tây Bắc thì bản Cang là cái lòng chảo đó.
Bản Cang im ắng không bóng người. Ảnh: Hồng Bài
Từ quốc lộ 6 vào bản Cang hơn 5 cây số. Buổi chiều, nắng như đổ lửa. Cái nóng đem theo gió lào làm không khí trở nên ngột ngạt, khó thở. Bản Cang im ắng, tĩnh lặng, nhà nào cũng đóng kín cửa khiến người đi vào bản cảm thấy rờn rợn. Khó lắm chúng tôi mới tìm gặp được 2 cháu gái đang ngồi thêu dưới tán cây đào ở góc sân để hỏi đường vào nhà trưởng bản.
Anh Sùng A Nố, Trưởng bản, năm nay mới 36 tuổi, là cựu chiến binh nên tác phong rất lính. A Nố cho biết: Năm 2000, bản được Nhà nước làm cho con đường nhựa, thay con đường mòn. Năm 2006, điện lưới được kéo vào thắp sáng từng nhà. Năm sau, Nhà nước xây dựng đường ống dẫn nước sạch về bản, xây bể chứa nước cho từng hộ; xây lớp học mầm non, lớp tiểu học (lớp ghép) cho các cháu. Đời sống của bà con người Mông bản Cang khấm khá hơn trước nhiều.
Khi hỏi về tình hình các đối tượng buôn bán ma túy trong bản, nét mặt Trưởng bản Nố chùng xuống: “Bản có 36 hộ, hiện có 9 đối tượng đã, đang thụ án về tội ma túy. Trong đó có 2 án tử hình, 1 án chung thân. Số còn lại đều lĩnh án 7 - 20 năm tù”.
Đúng như Trung tá, Phó trưởng Công an xã Pà Cò Sùng A Chếnh nói, buôn bán ma túy siêu lợi nhuận nên khó mà quản lý được đối tượng buôn bán. Hôm nay là người tốt, nửa đêm có người đến bảo, lôi kéo cùng đi vận chuyển thuê ma túy, thấy được nhiều tiền thì đi, thế là trở thành người xấu.
Sùng A Tếnh là một con người như thế. Trước khi bị bắt (năm 2007), Sùng A Tếnh là Bí thư Chi bộ bản, Đại biểu HĐND xã Pà Cò, là người có uy tín với bà con trong bản. Chỉ vì cầm hộ cái túi cho người lạ đưa đến đúng địa chỉ yêu cầu, A Tếnh đã phải nhận án 8 năm tù. Do là người hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng, trong thời gian cải tạo, A Tếnh được 3 lần xét giảm án. Đúng vào ngày 30/4/2013, Sùng A Tếnh được ra tù trước thời hạn 1 năm.
Trung tá Sùng A Chếnh cho biết: Bản Cang có địa thế hẻo lánh, ở độc lập trong một thung lũng, cách xa trung tâm xã, địa bàn giáp ranh với xã Bao La và xã Tân Sơn (điểm nóng về vận chuyển ma túy) nhiều đường mòn trên núi, chỉ có người trong bản, trong vùng mới biết và đi lại được. Tuy nhiên, từ bản Cang chỉ leo qua một dãy núi đến khu rừng đặc dụng là ra đến quốc lộ 6. Đây chính là địa bàn bọn tội phạm dễ đi, dễ thoát. Vì thế, các đối tượng ma túy thường lợi dụng, lôi kéo người bản Cang tham gia vận chuyển ma túy từ Tây Bắc về Hà Nội.
Vào bản Cang ít gặp đàn ông ở nhà. Họ lên nương và đi làm cả tháng mới về nhà vài ngày rồi lại đi. Trưởng bản Nố cho biết: 1 tuần 3 buổi tối, cán bộ bản (trưởng, phó bản, mặt trận bản, công an viên, hội nông dân) đều mở loa truyền thanh thay nhau đọc, tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy; đọc những bài báo nói về tác hại của ma túy, về buôn bán ma túy để đồng bào nghe, biết mà tránh… Bên cạnh đó, cán bộ bản thường xuyên đến thăm hỏi động viên các đối tượng đã ra tù như Sùng A Tếnh, Sùng A Sua để không bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo trở lại con đường ma túy.
Vào bản Cang chỉ vài giờ đồng hồ nhưng cũng đủ cảm nhận được cuộc sống của cái “lòng chảo” ma túy vùng Tây Bắc. Đó là, sự vắng vẻ, hiu quạnh đến rợn người; một cuộc sống mà nhà cách nhà chỉ là hàng rào nứa, hay một hàng cây cỏ dại mà như khuất núi, cách sông. Ở đây, những cán bộ như ông Nố chỉ cố gắng hết sức mình để tuyên truyền vận động bà con tránh xa ma túy.
Hồng Bài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, gây khó khăn, chậm trễ trong việc hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trong năm 2024 - 2025.
Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Thu Huyền
Trần Quý
T.Vân
Hoài Phương
Uyên Uyên
PV
Nam Dũng
Hoàng Hiệp
PV