Theo dõi Báo Thanh tra trên
Công Luận
Thứ tư, 30/11/2022 - 15:52
(Thanh tra) - Các tin nhắn giả mạo không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng (NH), mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo. Đây là các thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài, được các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép nhằm mục đích thực hiện các cuộc tấn công phát tán tin nhắn rác lừa đảo người dùng, đặc biệt là người dùng tại các khu vực đô thị.
Vietcombank cảnh báo xuất hiện hiện tượng nhắn tin mạo danh Vietcombank để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách
Chuyển đổi số có "cơ" và có "nguy" đan xen
Ngày 29/11/2022, một tờ báo phản ánh hiện trạng một khách hàng bấm vào đường link giả mạo, đã đưa toàn bộ thông tin bảo mật cho đối tượng lừa đảo trên đường link giả mạo đó.
Do chất lượng cung cấp dịch vụ NH thông suốt, mượt mà nên rất nhanh chóng (khi có đủ các yếu tố bảo mật để thực hiện các lệnh giao dịch) từ số tiền mặt trong tài khoản, rồi tiền tiết kiệm online trên tài khoản của khách hàng đã bị chuyển sang tài khoản của một người khác ở một NH khác. Tất cả là gần 3 tỉ đồng. Đây là số tiền lớn rất lớn đối với rất nhiều người.
Mặc dù báo chí và NH đã liên tục cảnh báo nhưng vẫn có không ít khách hàng bấm vào đường link và bị lừa đảo vì không để ý các cảnh báo và đặc biệt là do tin nhắn giả mạo cũng nằm trong luồng tin nhắn trước đó của NH.
NH không gửi tin nhắn nhưng vẫn có tin nhắn lấy đúng tên brandname của NH đã đăng kí với các nhà mạng thực hiện gửi tin nhắn SMS đến chủ thuê bao số điện thoại di động để lừa chủ thuê bao di động bấm vào đường link giả mạo có trong tin nhắn SMS nhằm lừa đảo lấy thông tin bảo mật NH của chủ thuê bao hòng chiếm đoạt tiền trong tài khoản của chủ thuê bao.
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, từng xác nhận thời gian gần cuối năm 2021, nhiều thuê bao di động nhận được các tin nhắn mạo danh các tổ chức tài chính, NH gửi các nội dung giả mạo, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của người dân.
Qua xác minh, đánh giá cho thấy, các tin nhắn giả mạo này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, NH, mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo. Đây là các thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài, được các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép nhằm mục đích thực hiện các cuộc tấn công phát tán tin nhắn rác lừa đảo người dùng, đặc biệt là người dùng tại các khu vực đô thị.
Đến nay tình trạng này không dứt mà có chiều hướng xảy ra thường xuyên hơn và với nhiều NH hơn.
Với lý do mang tính bảo mật, mức giá cước nhà mạng đang thu đối với tin nhắn SMS đối với dịch vụ NH hiện cao gấp nhiều lần so với tin nhắn thông thường. Tiếng là thu cao để tăng cường bảo mật nhưng dường như các nhà mạng chưa thể thuyết phục được dư luận khi tin nhắn giả mạo vẫn xếp chen vào các dòng tin nhắn chính thức dưới cùng một brandname của NH.
Các cơ quan bảo vệ phát luật đã bắt được một vài trường hợp nhưng có vẻ đang như muối bỏ bể trong cuộc truy đuổi không ngừng khi các đối tượng phạm tội ngày càng được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ ngày càng tinh vi.
Rõ ràng chuyển đổi số có nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro mới, gắn với một phương thức giao dịch mới thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn nhưng tổn thất cũng sẽ lớn hơn trong một không gian không bó hẹp với thời gian nhiều khi chỉ tính bằng giây.
Nhận thức số - công dân số
Trước thực trạng các nhà mạng vẫn chưa có giải pháp tổng thể ngăn chặn các tin nhắn giả mạo luồn vào xếp hàng cùng các tin nhắn thật và công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao vẫn chưa bẻ gãy được "dã tâm ăn cướp" của các đối tượng sử dụng công nghệ lợi dụng sự mất cảnh giác của nhiều khách hàng, NH buộc lòng phải "tung lưới" thông tin cảnh báo bủa vây khách hàng.
Chưa bao giờ thông tin cảnh báo được NH tung ra nhiều như vậy, với tất cả các kênh có thể có để tiếp cận khách hàng từ những lưu ý trong hợp đồng cung cấp dịch vụ, cảnh báo đăng tải trên website chính thức, trên app dịch vụ NH số, dán thông tin tại quầy giao dịch, gửi tin nhắn SMS, tin nhắn OTT, email, Fanpage, Youtube… Gửi thông cáo báo chí truyền thông, trả lời phỏng vấn báo chí và truyền hình… Từ hình thức tin, bài, đến infographic, clip… Tần suất ngày càng dày hơn. Dẫu bủa lưới thông tin như vậy nhưng dường như cũng chưa… đủ.
Trình bày với báo chí, nạn nhân cho biết: "Từ trước đến giờ tôi cảnh giác với những tin nhắn gửi giả mạo NH, không bao giờ nhấp vào những đường link gửi không rõ ràng. Thế nhưng tin nhắn này nằm trong thư mục tin nhắn của NH gửi trước đó thì làm sao cảnh giác được. Lúc nhận tin đã hoảng lên vì được thông báo có người đăng nhập thì lo làm theo hướng dẫn trên tin nhắn. Nếu như kẻ lừa đảo lợi dụng công nghệ để chèn tin như vậy, tại sao NH không bỏ luôn tin nhắn báo qua SMS để khách hàng không bị lừa."
Đồng tình với nạn nhân, một luật sư được dẫn lời trong bài báo cũng nhận định: Nếu thấy việc bồi thường quá sức chịu đựng thì nên đóng những dịch vụ có nguy cơ cao về lừa đảo. Dịch vụ dù có thuận tiện đến đâu đi nữa nhưng vấn đề cao nhất vẫn là an toàn.
Trong cả bài báo không có một nội dung nào phản ánh về việc nạn nhân có nhận được những cảnh bảo từ NH về nội dung này từ trước trên các kênh thông tin hay không?
Giả dụ nếu có một còn đường nào đó thường xảy ra tai nạn hoặc trộm cướp mà ta đóng, cấm mọi người không được đi vào con đường đó nữa sẽ tốt hơn hay là chúng ta vẫn để mọi thứ lưu thông bình thường và đưa ra những cảnh báo, rồi những biện pháp phòng ngừa phù hợp, ngày một thích ứng tốt hơn để hạn chế những rủi ro?
Thiết nghĩ để có công cuộc chuyển đổi số thành công thì cần phải thay đổi thích ứng để có nhận thức số, để hình thành nên những công dân số và báo chí cũng nên góp phần vào quá trình này bằng sự phản ánh đầy đủ và đa chiều.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương