Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP: Nhiều vụ việc nổi cộm đã được thanh tra xử lý

Thứ ba, 29/03/2011 - 09:25

(Thanh tra)- Cùng với các mục tiêu quan trọng khác mà chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đặt ra như: Nâng cao hiểu biết và thực hành về VSATTP; quy hoạch và xây dựng hệ thống kiểm nghiệm TƯ; nâng cao sản xuất an toàn… thì công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP ngày càng được quan tâm củng cố, đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, giúp xử lý, giải quyết hầu hết các vụ việc nổi cộm; góp phần kiểm soát tốt VSATTP, đặc biệt là kiểm soát thức ăn đường phố, phòng, chống ngộ độc thực phẩm…

Đoàn kiếm tra liên ngành VSATTP TP Hà Nội kiểm tra thực phẩm tại siêu thị

Theo đánh giá của Cục VSATTP, Bộ Y tế, những nỗ lực của các ngành, các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP đã đem lại những kết quả cơ bản như: Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội khóa XII thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 tới đây; 63 tỉnh, TP đều đã thành lập Chi cục ATVSTP; thành lập viện kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia (2009) và 3 Trung tâm kiểm nghiệm ATTP khu vực, bước đầu đáp ứng được yêu cầu chuyên môn kỹ thuật phục vụ công tác quản lý Nhà nước về VSATTP. Đồng thời, Bộ Y tế đã ban hành 41 quy chuẩn quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 10 quy chuẩn liên quan. Nhận thức, thực hành của cán bộ lãnh đạo các cấp, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã được cải thiện rõ rệt; công tác phối hợp liên ngành có hiệu quả hơn ở các cấp...

Từ năm 2006 - 2010, qua thanh tra, kiểm tra 1.834.608 cơ sở, thì có 393.600 cơ sở vi phạm và 178.970 cơ sở bị xử lý. Trong đó, gần 31 nghìn cơ sở bị phạt tiền với tổng số tiền 38.058 triệu đồng; đình chỉ hoạt động của 1.664 cơ sở, còn lại là cảnh cáo. Đồng thời, tiêu hủy gần 8.300 loại sản phẩm và chuyển sang cơ quan điều tra 1.347 trường hợp.

Đáng chú ý là, lần đầu tiên hoạt động thanh tra và hậu kiểm tra trên phạm vi toàn quốc đã được tổ chức (từ năm 2009). Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP đã được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ từ T.Ư đến địa phương liên tục 12 tháng trong năm. Năm 2010, số lượt thanh tra, hậu kiểm tra đã tăng gấp 1,5 - 2 lần so với các năm trước và số vụ xử lý năm sau tăng hơn năm trước từ 10 - 20% đã tạo được chiều sâu trong công tác thanh tra.

Đặc biệt, qua nỗ lực của lực lượng thanh tra VSATTP các cấp đã góp phần làm giảm rõ rệt tình hình ngộ độc thực phẩm, tỷ lệ mắc và chết do ngộ độc thực phẩm, giảm chi phí xã hội đáng kể do sự cố này gây ra. Theo ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cố gắng của lực lượng thanh tra VSATTP đã góp phần quan trọng giúp Sở Y tế Hà Nội kiểm soát tốt tình hình thức ăn đường phố. Còn theo Ban Điều hành dự án Nâng cao năng lực quản lý chất lượng VSATTP ở Việt Nam, hệ thống thanh tra ATVSTP ở T.Ư và các tỉnh, thành phố đã từng bước được kiện toàn. Từ đầu năm 2008 đến nay, 12 cán bộ Cục VSATTP được giao nhiệm vụ thanh tra VSATTP ở T.Ư. Tương tự, hầu hết 63 tỉnh, thành phố đã có thanh tra chi cục VSATTP và nhiều địa phương đã có phòng thanh tra. Để tăng cường nghiệp vụ thanh tra cơ bản năm 2009 - 2010, Cục ATVSTP đã phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra liên tục mở 5 khóa đào tạo cho tổng số 574 học viên các tuyến làm công tác VSATTP.

Thực tế cho thấy, Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về VSATTP đã liên tục triển khai công tác hậu kiểm, tập trung kiểm tra đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến bảo đảm điều kiện tại cơ sở thực phẩm thông qua việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm, quảng cáo thực phẩm; đánh giá thực trạng chất lượng VSATTP của các nhóm có nguy cơ cao như sữa và các sản phẩm từ sữa, rượu, nước uống đóng chai, thực phẩm chức năng… Qua đó, vừa đánh giá được công tác quản lý Nhà nước, vừa cảnh báo nguy cơ và các giải pháp tăng cường VSATTP.

Lãnh đạo Ban Điều hành dự án khẳng định, hầu hết các sự kiện, vụ việc nổi cộm đều được giải quyết thông qua việc triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra. Điển hình là các vụ: Sữa tươi không đạt tiêu chuẩn như đã công bố diễn ra vào năm 2006; vụ nước tương chứa chất 3 MCPD; đặc biệt, vụ sữa nhiễm melamine lưu hành tại Việt Nam năm 2008 đã tổ chức tới 750 đoàn thanh tra, kiểm tra 510 tấn sữa bột có nhiễm melamine hoặc nghi ngờ nhiễm, qua đó phát hiện 157 tấn sữa bột không rõ nguồn gốc hoặc không bảo đảm chất lượng được xử lý theo đúng quy định pháp luật. Từ năm 2009 trở lại đây, toàn ngành đã tập trung nhiều chiến dịch thanh tra, kiểm tra giải quyết các vụ việc đột xuất về sữa kém chất lượng, nước uống đóng chai không đạt, ô mai nhiễm chì, gia vị lẩu chứa chất gây ung thư, mỡ bẩn, thực phẩm nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ và việc tăng giá sữa do một số yếu tố có liên quan đến quản lý chất lượng VSATTP… Qua đó, đã có nhiều kết luận chính xác và giải pháp phù hợp để giải quyết.

H.Oanh - N. Nhuần

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.

Ngọc Giàu

21:49 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm