Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần chỉ ra lỗi

Thứ tư, 25/04/2012 - 07:16

(Thanh tra) - Tính đến ngày 31/12/2010, lỗ phát sinh trong năm 2010 là 1.116 tỷ đồng; lỗ lũy kế là 26.123 tỷ đồng. Hiệu quả đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nói chung và các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước (TÐ-TCTNN) nói riêng còn chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Báo cáo về thực trạng hoạt động của TÐ-TCTNN giai đoạn 2006 - 2010 của Bộ Tài chính, kết quả hoạt động của hầu hết các đơn vị trong nước đều có lãi.

Vậy đâu là nguyên nhân của mâu thuẫn?

Bộ Tài chính cho biết, công tác quản trị, giá bán một số mặt hàng, chưa được thực hiện hoàn toàn theo giá thị trường, khủng hoảng tài chính toàn cầu... là yếu tố khiến cho một số TÐ-TCTNN vài năm trở lại đây kinh doanh thua lỗ. Theo đó, tỷ lệ đầu tư ngoài ngành của các đơn vị này đều trong các giới hạn quy định. Nhiều đơn vị đã cơ cấu lại để giảm dần tỷ lệ vốn đầu tư ngoài ngành, nhưng do kinh tế suy giảm, nên việc thoái vốn ngoài ngành chưa hoàn thành mục tiêu đề ra...

Nhưng Kết luận của Thanh tra Chính phủ về một số TÐ-TCTNN đã phát hiện ra sai sót về kinh tế và kiến nghị thu hồi hơn 30.700 tỷ đồng. Kết luận chỉ rõ nhiều sai phạm của các tập đoàn trong việc chấp pháp, quản lý sử dụng vốn tài sản của Nhà nước, nhiều khoản đầu tư ngoài ngành không hiệu quả, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vốn lớn. Kết luận cũng nêu trách nhiệm liên quan của một số địa phương, Bộ, ngành, đồng thời chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến sai phạm là do công tác quản trị tập đoàn yếu kém.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cho rằng việc phát hiện sai phạm ở hầu hết các TÐ-TCTNN không đơn giản chỉ là vấn đề riêng của các tập đoàn, mà còn có thể do lỗi của cả hệ thống điều hành. Theo đó, trước hết phải xét đến chính sách vĩ mô của nền kinh tế, thông qua hai khối cơ bản nhất thuộc diện điều chỉnh là khối ngân hàng và khối DNNN. Ngành Ngân hàng đang tiến hành cải cách hệ thống, nhưng lại không chỉ ra được đối tượng nào sẽ được hưởng lợi từ cải cách. Nhiều người cho rằng, ngân hàng thừa vốn, nhưng không cho vay được, trong lúc nhiều DN vừa và nhỏ lại khó liên hệ tín dụng với ngân hàng.

Cũng có ý kiến, Thanh tra mới “sờ” đến các DNNN, mà chưa “sờ” đến các tập đoàn tư doanh lớn, họ cũng tiêu tiền vô nguyên tắc, và cũng có những tác động nhất định đến nền kinh tế. Cho nên, nếu chỉ “xoáy” vào các TÐ-TCTNN, chúng ta sẽ làm “cụt hứng” một lực lượng kinh tế, mà trong giai đoạn trước mắt đang mang lại lợi ích cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Có một điều dễ thấy, nhiều TÐ-TCTNN ra đời theo kiểu “cơ học”, trong khi các tập đoàn tư doanh phát triển trên cơ sở tự thân, tự nguyện. Vì vậy, người điều hành các TÐ-TCTNN không có toàn quyền để phát triển theo ý của mình, cũng là nguyên nhân làm kém hiệu quả.

Cũng cần thừa nhận là có thời kỳ chúng ta phải huy động vốn, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập,… đó có thể cũng là nguyên nhân dàn trải. Song cũng cần tỉnh táo để thấy, liệu có phải lỗi chỉ do các tập đoàn này đầu tư dàn trải, hay còn do nguyên nhân nào khác?

Chúng ta có một sai lầm, là đối lập việc chịu trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân. Những hạn chế trong cơ chế chịu trách nhiệm tập thể cũng được các chuyên gia chỉ ra là vấn đề giám sát chưa tốt của các Bộ, ngành, và địa phương. Cho nên, cải cách DNNN không chỉ là cải cách một công việc cụ thể, một số tập thể lãnh đạo, tập thể quản lý, mà trước hết phải cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách thể chế điều hành của toàn bộ nền kinh tế.

        Bút Chì

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm