Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cái chữ và sự học ở làng Chăm

Chủ nhật, 27/01/2013 - 09:09

(Thanh tra) - Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, Ninh Thuận được xem là làng nghề cổ truyền lâu đời nhất khu vực Đông Nam Á. Dân cư chủ yếu (tới (90%) là người Chăm và sống bằng nghề làm gốm truyền thống. Do đó, sự học của học sinh nơi này những năm trước 1975 bấp bênh như chính cái khó, cái khổ của người dân làng nghề khi phải thường xuyên lo miếng cơm, manh áo. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, bằng chính sách phát triển kinh tế làng nghề một cách bền vững, công tác đầu tư cho giáo dục không ngừng được đẩy mạnh, với cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tâm huyết, yêu nghề. Sự học của học sinh tại Bàu Trúc giờ đây đã khác trước rất nhiều.

Bàu Trúc đã khác xưa

Chúng tôi về nghề Bàu Trúc khi trời bắt đầu đứng nắng. Cái nắng khô hanh của dải đất miền Trung khiến chúng tôi khó chịu và bức bối vô cùng. Ấy vậy mà trong cái nắng có thể nói là như thiêu như đốt ấy, lại bắt gặp một hình ảnh thật đẹp, thật bình yên và thân thương đến lạ kỳ… Những đám trẻ nhỏ đang tung tăng đến lớp, hình ảnh những phụ huynh tay chân lấm lem bùn dắt con tới trường… Sự học giờ đây đã thành nếp của con dân làng nghề. 3 - 4 năm trở lại đây, bằng những chính sách bền vững, đãi ngộ đặc biệt dành cho học sinh người Chăm, giáo dục tại làng nghề Bàu Trúc đã thật sự chuyển mình.

Cho dù cở sở vật chất, trường lớp ở đây còn nhiều hạn chế, nhưng có tới hơn 90% học sinh là người Chăm. Giờ học của các em vẫn luôn rộn rã không khí hăng say, phấn khởi như tại Trường Tiểu học Vĩnh Thuận ngay trung tâm làng nghề. Nhìn cảnh các em hăng say phát biểu, tham gia xây dựng bài vở và đứng dậy chào khách lạ đều tăm tắp, chúng tôi tin một nếp mới trong học tập, sinh hoạt của thầy trò nơi đây đã hình thành. 

Thầy Nguyễn Văn Cường, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Những năm trước, tỷ lệ học sinh khá giỏi của trường không cao, tỷ lệ học sinh nghỉ, bỏ học hàng năm vẫn còn nhiều, đội ngũ giáo viên cũng thiếu hụt, nhưng 3 năm trở lại đây, bằng những hoạt động mang tính chiến lược, công tác nâng cao chất lượng và quy mô đội ngũ giáo viên nên chất lượng giáo dục của nhà trường chuyển biến nhanh chóng. Hiện nay, ngoài việc đảm bảo tỷ lệ giáo viên bản ngữ (dạy tiếng Chăm) theo quy định, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn cao thì công tác đảm bảo tỷ lệ học sinh sau mỗi học kỳ cũng được thực hiện rất tốt. Tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học của trường đạt trên 93%, tỷ lệ huy động đạt trên 96%, tỷ lệ học sinh khá, giỏi hiện cũng trên 50%.

Trao đổi về việc dạy học, cô Nguyễn Thị Lệ Thủy, giáo viên lớp 3b cho biết: Thực tế học sinh làng nghề giờ đây rất chăm học. Các em không còn lơ là trong  học tập, mà khả năng tiếp nhận cũng thay đổi rất nhiều. Do phần lớn học sinh ở làng nghề Bàu Trúc là người Chăm nên công tác tryền thụ kiến thức ít nhiều cũng gặp khó. Tuy nhiên, ngoài sự cố gắng của các em, chúng tôi cũng không ngừng lĩnh hội văn hóa, nếp sống, thậm chí là ngôn ngữ Chăm để việc giao tiếp giữa giáo viên và học sinh bớt khoảng cách. Chính vì thế, không chỉ chất lượng giáo dục được nâng lên mà ý thức và tinh thần học tập của các em cũng thay đổi rất nhiều.

Sự học, con chữ cất cánh nhờ một tình yêu

Sự đổi thay ấy theo ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng giáo dục huyện Ninh Phước là đến từ những chính sách chăm lo, đãi ngộ đặc biệt cho học sinh dân tộc thiểu số của tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Thuận, Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, đóng vai trò chính trong sự chuyển mình ấy không ai khác chính là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của các trường. Năm học 2012 - 2013, huyện Ninh Phước có 68 cơ sở giáo dục, với trên 27.000 học sinh các cấp học. Riêng tại làng nghề Bàu Trúc có tổng cộng 6 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của 6 cơ sở giáo dục cũng sấp xỉ 250 người với trên 30% là người gốc Chăm. Chính vì thế, công tác giáo dục toàn diện, công tác phổ cập và nâng cao chất lượng đào tạo được nâng lên rất nhiều. 

Chủ nhiệm lớp 8C, Trung học cơ sở Trương Định, Đàng Thị Kim Chi cho biết: Mình là người làng nên mình cũng hiểu và nhìn thấy sự đổi thay của việc dạy và học. Đời sống người làng Bàu Trúc giờ đây cũng đã khá hơn, tư tưởng và nhận thức của phụ huynh cũng thay đổi nhiều, họ quan tâm đến việc học của con rất nhiều. Tuy nhiên, cái đáng quý và đáng trân trọng nhất chính là tình yêu của các thầy cô giáo đồng nghiệp từ các huyện khác tình nguyện về đây. Họ không chỉ lặn lội đường xá xa xôi và còn hết lòng yêu thương học sinh làng nghề. Như thầy Nguyễn Văn Quảng, cô Nguyễn Thị Thúy Nga dù ở cách xa nơi dạy hơn 10 km nhưng không bao giờ họ than phiền về sự khó nhọc của mình. Họ tham gia công tác khuyến học, xóa mù, vận động học sinh, giúp đỡ học sinh nghèo bằng cả trái tim và tình yêu nghề của nhà giáo…

Có trực tiếp về với giáo dục tại làng nghề, mới thấu và hiểu hơn tấm lòng của đội ngũ thầy cô giáo nơi này dành cho học sinh. Thầy Đàng Tấn Sỹ, giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Thuận là một ví dụ. Hơn 10 năm bám lớp, bám trường, cũng là từng ấy năm làm công tác “dân vận” khi có học sinh bỏ lớp, để rồi được chứng kiến sự đổi thay của giáo dục ở làng nghề. 

Thầy Sỹ tâm sự: Học sinh vùng này nói chung là cũng còn nhiều khó khăn và cũng thuộc nhiều thành phần. Các em có thể học hôm nay nhưng ngày mai phải nghỉ vì nhà thiếu thốn. Chính vì thế, mình phải hiểu, phải nắm bắt được hoàn cảnh từng học sinh để thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các em đến trường. Nhiều lúc đến nhà vận động các em bị phụ huynh mắng chửi, đuổi về. Nhưng cứ nghĩ đến cảnh các em thất học, thiệt thòi chỉ vì hoàn cảnh là mình không đành lòng, lại phải quay lại, động viên và thuyết phúc gia đình. Mình làm việc này chủ yếu vì mình thấy trách nhiệm của mình với học sinh. Các em thất học, tương lai mù mịt, lương tâm người thầy như mình thật không thể cho phép…

Trao đổi với chúng tôi về sự thay đổi của giáo dục ở làng nghề Bàu Trúc, thầy Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng giáo dục huyện Ninh Phước nhận định: Nhiều giáo viên quên cả bản thân, gia đình dành hết thời gian cho việc này, chúng tôi đặc biệt trân trọng những gì mà họ đã và đang làm. Với đặc thù của giáo dục vùng miền, đặc thù của giáo dục vùng dân tộc ChămPa, tâm huyết của những thế hệ thầy cô giáo tại làng gốm Bàu Trúc là rất đáng quý. Họ không chỉ xứng đáng với tấm gương nhà giáo sáng ngời, mà còn sống trọn vẹn bằng cái tâm và tình yêu nghề. 

Có lẽ, chính tình yêu, nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên trẻ nơi đây, sự học ở làng gốm Bàu Trúc ngày càng bừng lên niềm tin vào ngày mai, như chính cái không khí Xuân tươi đang tràn về.

Nguyễn Tiến

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm