Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 10/07/2011 - 10:58
(Thanh tra) - Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng xã Nông thôn mới suy cho cùng là sao tạo cho nông dân có thu nhập cao, làm cho nông thôn phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng cải thiện. Và để làm được điều đó thì ngoài sự đầu tư của Chính phủ, cố gắng của các địa phương, cái chính vẫn phải đến từ nhận thức đổi thay của người nông dân. Sẽ không thể có sự đổi thay bền vững khi không có sự chuyển biến trong cách làm...
Đổi mới vẫn chưa thật sự tạo đột biến
Theo báo cáo, đến nay sau hơn 2 năm thực hiện thí điểm xây dựng Nông thôn mới ở 11 xã trong cả nước, việc phát triển sản xuất đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Nhiều địa phương đã có cách làm hay để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân từ 20% đến 30% so với trước.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương về xây dựng Nông thôn mới: 2 tiêu chí số 10 và 12 là phát triển sản xuất; nâng cao thu nhập là những tiêu chí khó nhất trong số 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh là 1 trong 11 xã được Trung ương chọn làm thí điểm xây dựng Nông thôn mới, được thành phố đầu tư, đã đẩy nhanh tốc độ xây dựng Nông thôn mới với số tiền đầu tư lên đến 459 tỷ đồng. Có thể nói thu nhập của người dân ở xã chỉ đạt bình quân cao hơn thu nhập của huyện, chưa bằng thu nhập bình quân của thành phố.
Làm sao để nông dân có thu nhập cao gấp 1,5 lần so với thu nhập của huyện của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà tiêu chí xây dựng xã Nông thôn mới đã đề ra. Theo đại biểu tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình Nông thôn mới tại TP. Hồ Chí Minh, đây là vấn đề khó, bởi cả 11 xã được chọn làm thí điểm xây dựng Nông thôn mới đều thuần nông, sản xuất theo tập quán, hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế. Mặc dù theo Ban chỉ đạo Trung ương, xây dựng xã Nông thôn mới, biện pháp để nâng cao thu nhập của nông dân là thu hút doanh nghiệp, tổ chức lại sản xuất và đào tạo nghề cho nông dân. Thế nhưng với trình độ của cán bộ, cộng thế và lực của xã thậm chí có sự đầu tư, ưu ái của cấp huyện, cấp tỉnh, TP việc thực hiện một cách đồng bộ, đồng tâm và đồng lòng 3 giải pháp cơ bản trên đây là điều không đơn giản.
Chỉ cần nhìn vào 2 xã được đánh giá là “anh cả” trong 11 xã thí điểm xây dựng Nông thôn mới là xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (đã chú trọng vào khâu sản xuất với 3 mô hình là trồng hoa, rau an toàn và cây ăn quả trên diện tích 30 ha), và xã Tân Thông Hội của huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh (chọn giải pháp đi vào trồng trọt các loại cây có giá trị cao như kiểng; hoa lan, song song với giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn) để thấy rằng việc thay đổi cũng chỉ quanh quẩn từng đó nỗ lực.
Thực tiễn cho thấy để tạo nên lượng nông sản hàng hóa cần có sự liên kết 4 nhà. Trong đó, vai trò vị trí quyết định là nhà khoa học và nhà bank tức ngân hàng. Tùy theo đặc điểm, điều kiện thổ nhưỡng của từng xã, trồng cây gì, nuôi con gì, trên diện tích là bao nhiêu, đầu vào, đầu ra thế nào? Kinh phí đầu tư, ưu tiên lãi suất ra sao…? Tất cả phải được tính toán, một cách cụ thể khoa học thì mới hy vọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Cần một chính sách vững bền
Đây là điều mà rất nhiều đại biểu cũng như đại diện của lãnh đạo các xã thực hiện chương trình Nông thôn mới trăn trở khi hiện nay, bộ mặt nông thôn thì có thay đổi, nhưng về cơ bản mức thu nhập, đời sống và công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án mới chỉ ở mức chấp nhận được, chưa đạt yêu cầu đề ra.
Xây dựng Nông thôn mới là quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thay đổi diện mạo nông thôn và cải thiện điều kiện sống cho nông dân. Chính vì vậy, đây là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Vì lẽ đó, không ít người bày tỏ sự lo ngại và cảnh báo về xu hướng xây dựng nông thôn theo kiểu “dở phố, dở làng” ở nhiều nơi hiện nay. Thôn quê nhưng không còn vườn, thiếu vắng cây xanh, vệ sinh môi trường không bảo đảm. Điều kiện sống thay đổi nhưng thói quen ứng xử chưa chuyển biến kịp dẫn đến va chạm, tranh chấp trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, nảy sinh khiếu kiện gây khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý.
Trước thực trạng nông thôn hiện nay, yêu cầu đặt ra là quy hoạch phải bảo đảm tính thực tiễn cao, làm cơ sở để xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất, phát triển hạ tầng, văn hoá, môi trường, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng quy hoạch một đằng làm một nẻo.
Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu trước mắt và yêu cầu phát triển lâu dài; bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và thu nhập của người dân.
Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới cần có sự tham gia của người dân và cộng đồng dân cư từ nêu ý tưởng đến nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng; đáp ứng yêu cầu hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từng vùng, từng dân tộc và ổn định cuộc sống dân cư; giữ gìn bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, thích ứng với điều kiện thiên tai. Bởi xây dựng mô hình Nông thôn mới không phải là mô hình sản xuất điểm, trưng bày ra để nông dân học tập theo rập khuôn một cách tự phát.
Nhiều đại biểu cho rằng, đã là Nông thôn mới thì phải có tầm nhìn dài hơi dẫn đến quy hoạch tổng thể trong sản xuất, trong xây dựng, trong đào tạo của cả huyện, cả tỉnh lâu dài. Xây dựng Nông thôn mới cần coi trọng cả phát triển nông nghiệp lẫn phát triển phi nông nghiệp. Đại biểu của xã Tân Thông Hội cho rằng, trước mắt cần thực hiện song song 2 việc: Tăng thu nhập và giảm lao động nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp; việc đào tạo nghề cho nông dân gắn với mô hình thực tế cụ thể theo đặc trưng của từng vùng nông nghiệp. Phải xác định dạy nghề đúng, trúng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Muốn làm được như thế cần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Xây dựng xã Nông thôn mới phải làm cho tất cả các hộ trong xã có thu nhập cao hơn, chứ không phải chỉ một vài hộ. Đây mới là mấu chốt vấn đề. Xây dựng thành công xã Nông thôn mới, tức rút ngắn thời gian công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần đưa nước ta sớm thành nước công nghiệp phát triển.
Tú Nguyễn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Nam Dũng
14:11 15/12/2024Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân