Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Các trường vẫn có thể “xé” rào?

Thứ năm, 12/01/2012 - 11:01

(Thanh tra)- Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) vừa trao quyền cho các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học (ĐH), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; đồng thời khẳng định sẽ tăng cường khâu hậu kiểm, xử lý nghiêm các trường vi phạm quy chế tuyển sinh.

Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường ĐH cả trong và ngoài công lập đều cho rằng, quyết định này của Bộ GD-ĐT chỉ làm giảm sự phức tạp của các thủ tục, còn trên thực tế không ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của trường. Ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương cho biết, trước đây, trường đăng ký bao nhiêu, Bộ duyệt bấy nhiêu. Nay, Bộ không duyệt thì vẫn thế. Tương tự, ông Vũ Quang Thọ, Phó Hiệu trưởng ĐH Công đoàn cho rằng, việc trường hay Bộ xác định trước nay vẫn cùng một con số. Số chỉ tiêu này được Bộ tính toán trên cơ sở đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất của trường.

Không chỉ trường công, ngay những trường ngoài công lập mang tính kinh doanh nhiều hơn cũng không hồ hởi với thông tin này. Trước sự lo ngại của dư luận về việc các trường có thể đăng ký "vống" chỉ tiêu so với năng lực, nhiều trường lại ngậm ngùi cho biết, họ thậm chí có thể còn phải giảm chỉ tiêu vì có tăng cũng không tuyển nổi sinh viên. Theo ông Lê Công Huỳnh, Hiệu trường ĐH Thành Tây, quan trọng không ở chỉ tiêu, mà ở điểm sàn. Nếu đề khó như năm nay thì điểm sàn có giảm hay không? Các trường ngoài công lập có nguồn để tuyển hay không? Nếu không thì cũng chẳng ý nghĩa gì. Lo lắng này của ông Huỳnh có cơ sở từ thực trạng mùa tuyển sinh năm 2011: Dù Bộ GD-ĐT đã kéo dài thời gian xét tuyển hơn 10 ngày so với mọi năm, đã tận dụng hết 3 nguyện vọng với đủ các chiêu '"khuyến mãi" bằng tiền mặt, học bổng, chỗ ở trong ký túc xá... nhưng nhiều trường vẫn rơi vào tình trạng "đói" sinh viên, chỉ tiêu tuyển được chỉ bằng 50%, thậm chí dưới 50% so với chỉ tiêu Bộ giao.

Theo ông Bùi Thiện Dư, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Phương Đông, trước đây Bộ làm chặt mà vẫn còn có trường vi phạm, thì khi buông lỏng, tình trạng này chắc chắn tái diễn. Còn ông Vũ Quang Thọ, Phó Hiệu trưởng ĐH Công đoàn lại đặt vấn đề: Dù Bộ có hậu kiểm, nhưng lấy người đâu để kiểm tra ngần ấy trường? Trước đây, khi xét duyệt chỉ tiêu, Bộ cũng chỉ căn cứ vào báo cáo của các trường. Trên thực tế, Bộ khó mà nắm được chính xác trường này có bao nhiêu giảng viên, bao nhiêu diện tích sàn xây dựng và tương ứng với nó là bao nhiêu chỉ tiêu, nếu như không tin báo cáo của trường gửi lên. Đây cũng là quan điểm của ông Trần Hành, Hiệu truởng ĐH Dân lập Lạc Hồng.

Không chỉ lãnh đạo các trường ĐH, mà nhiều chuyên gia giáo dục cũng không mấy tin tưởng vào khả năng hậu kiểm của Bộ GD-ĐT, đặc biệt là các chế tài xử phạt. Trên thực tế, dù Bộ luôn được cho là đã quá “ôm đồm” quản lý việc tuyển sinh của các trường, nhưng mỗi năm vẫn có hàng chục trường vi phạm. Lý do là chế tài chưa đủ nặng và sau khi nộp phạt, trường vẫn có 'lãi" từ nguồn thu học phí. Mặt khác, khả năng hậu kiểm của Bộ cũng có vấn đề. Có thể nêu trường hợp ĐH Phan Chu Trinh, khi trường này phớt lờ Bộ GD-ĐT, tự ý tổ chức thi đầu vào, tuyển sinh sai phạm nghiêm trọng từ năm 2007, nhưng phải đến tận năm 2009 khi báo chí phanh phui những sai phạm của trường này, Bộ mới phát hiện và đến năm 2010 mới xử lý.


Minh Chuyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Thanh Hóa: Đẩy nhanh thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thanh Hóa: Đẩy nhanh thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(Thanh tra) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn nhiều hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, gây khó khăn, chậm trễ trong việc hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trong năm 2024 - 2025.

Văn Thanh

13:59 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm