Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 14/03/2021 - 21:48
(Thanh tra)- Cứ vào tháng ba, Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, lại tấp nập đón nhiều đoàn khách khắp mọi miền Tổ quốc về đây viếng thăm, tri ân. Mỗi một người dân, du khách tới đây, trong lòng ắp đầy bao cảm xúc nhớ thương, có cả những giọt nước mắt xúc động và xen lẫn tự hào.
Toàn cảnh Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Thanh Hòa
Tượng đài bất khuất về chiến sĩ Gạc Ma
Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma những ngày này luôn tấp nập người dân, du khách khắp nơi đến thăm viếng. Tại đây, họ luôn được đón tiếp, hướng dẫn tận tình, được truyền đạt thông tin về sự kiện Gạc Ma một cách đầy đủ, sinh động. Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma không chỉ là tượng đài bất tử, bất khuất, kiên trung về người lính Hải quân Việt Nam, mà nơi đây còn là “địa chỉ đỏ về nguồn” nhắc nhở, giáo dục các thế hệ mai sau về những sự kiện lịch sử không được quên.
Có mặt tại Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma vào sáng 14/3, chúng tôi tìm hiểu về công trình lịch sử, ghi dấu những chiến công bi hùng của những người lính Hải quân Việt Nam. Tại đây, một hướng dẫn viên (HDV) cho biết: Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kêu gọi người dân cả nước quyên góp, ủng hộ và xây dựng trong nhiều năm, trên diện tích 2,5ha và đã đi vào hoạt động gần 4 năm nay, kể từ năm 2017. Trung tâm của khu tưởng niệm này là cụm tượng đài mang tên “Những người nằm lại phía chân trời”. Tại đây, hạng mục “Vòng tròn bất tử” là “linh hồn” của tượng đài, gồm 64 bông hoa muống biển bằng inox nối thành vòng tròn, tượng trưng cho 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam nắm tay nhau quyết tâm chiến đấu, hi sinh ngày14/3/1988 tại đảo Gạc Ma - Quần đảo Trường Sa để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ngoài ra, còn có khu vực Quảng trường Hòa Bình, Bảo tàng lưu giữ những kỷ vật, hình ảnh về các chiến sĩ Gạc Ma và trận hải chiến Gạc Ma lịch sử cách đây 33 năm về trước.
Lần đầu tiên đến Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma dâng hương, bà Võ Thị Xuân Anh (73 tuổi, huyện Cam Lâm) không cầm được nước mắt khi xem những kỷ vật, di ảnh của 64 chiến sĩ được trưng bày tại đây. Là cô gái giao liên thời kháng chiến chống Mỹ khi mới 13 tuổi, bà Anh ý thức rõ sự tàn khốc của chiến tranh.
Bà Anh nói trong nghẹn ngào: "Cuộc chiến nào cũng mất mát, đau thương, nhưng trận chiến Gạc Ma năm 1988 thực sự rất đau thương và uất hờn". Bà Anh thổ lộ: Dù tuổi đã cao, nhưng bà vẫn thường xuyên đọc sách, báo viết về sự kiện Gạc Ma. Lần này bà "bắt" con gái phải đưa mình đến khu tưởng niệm để tận mắt chứng kiến "ngôi nhà chung" của các anh khang trang, sạch đẹp, ấm áp... thế nào.
Còn cựu binh Gạc Ma Lê Văn Thoa (Bình Định) đã đến Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma rất nhiều lần. Lần nào cũng thế, anh không kìm được cảm xúc, ký ức và nỗi nhớ về đồng đội cứ hiện về. Nhìn lại các kỷ vật, di ảnh của đồng đội, mắt anh lại rưng rưng, nghẹn ngào, quặn thắt. Cựu binh Lê Văn Thoa cho biết: “Các chiến sĩ Gạc Ma đã hy sinh, nhưng các anh đã hóa thân thành tượng đài bất tử”.
"Vừa rồi, tôi đưa con vào đây để cho con biết những liệt sĩ Gạc Ma đã trải qua một cuộc chiến đầy bi thương như thế nào. Tôi nhắc con tôi hãy nhớ lấy những điều tôi và đồng đội tôi đã sống, chiến đấu mà ý thức được trách nhiệm của mình sau này", cựu binh Lê Văn Thoa xúc động nói.
Mưu sinh bằng nghề bán phở ở TP Quy Nhơn, cựu binh Lê Văn Thoa đặt tên quán là "Gạc Ma" để nhắc nhở mình và những ai đến quán không được quên sự kiện lịch sử quan trọng này.
Ông Đặng Ngọc Tùng, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, người có công lớn trong việc kêu gọi quyên góp, cũng như đưa ra những gợi ý ban đầu xây dựng Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, cho biết: "Tôi mong nơi này trở thành nơi giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ mai sau".
Địa điểm du lịch về nguồn
Trời đã về trưa, nhưng dòng người như “suối chảy” vẫn đổ về khu tưởng niệm dâng hương, cầu mong cho hương hồn các Anh hùng liệt sĩ được an yên nơi sóng biển ngàn thu. Nhiều người già đưa theo trẻ nhỏ là con, cháu mình, không quản đường xa đến đây, để nhắc nhở thế hệ kế cận và mai sau hãy mãi ghi nhớ công ơn các Anh hùng đã hy sinh để có ngày hôm nay.
Ông Võ Duy Trúc, Trưởng Ban Quản lý Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma cho biết: Từ khi đi vào hoạt động, Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma mỗi năm đón hàng vạn lượt người dân, du khách trong nước, quốc tế tới viếng thăm, tìm hiểu. Chỉ tính từ đầu năm đến hết tháng 2/2021, khu tưởng niệm đón 2.350 đoàn, hơn 219.000 lượt khách đến viếng thăm. Trong đó, đoàn có số lượng nhiều nhất là 1.030 người của Trường THPT Lê Quý Đôn, TP HCM; có 19 đơn vị tổ chức lễ kết nạp đảng viên, 112 đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên Đoàn TNCS HCM; 12 trường học tổ chức “hát Quốc ca tại khu tưởng niệm” và nhiều đoàn đến sinh hoạt truyền thống... Hầu hết các đoàn đến thăm khu tưởng niệm đều được ban quản lý cử cán bộ thuyết minh về sự kiện Gạc Ma.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ: Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã trở thành địa chỉ hội tụ những tấm lòng yêu nước, mong đất nước chúng ta được trọn vẹn lãnh thổ.
Theo ông Trần Thanh Hải, ngoài những công trình hiện hữu đã có như vòng tròn bất tử, tượng đài, bảo tàng ngầm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn mong muốn cải tạo nơi này thành một "Trường Sa thu nhỏ", để những người dân Việt Nam không có điều kiện ra thăm Trường Sa thì có thể đến đây và hình dung một cách cụ thể hơn về toàn thể khu vực quần đảo Trường Sa thiêng thiêng của Tổ quốc.
CTV Thanh Hòa
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình