Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Bêu tên” - liều kháng sinh đặc trị bệnh chây ì nợ

Thứ ba, 11/08/2015 - 06:34

(Thanh tra) - Sau khi ngành Thuế thực hiện biện pháp bêu tên, ngay lập tức nhiều doanh nghiệp (DN) chây ì đã nộp thuế. Biện pháp mạnh này đã được ngành Công an và một số ngành khác áp dụng và đạt được kết quả khả quan. Một số chuyên gia quản lý kinh tế cho rằng: Bêu tên là liều kháng sinh đặc trị chữa được bệnh chây ì nợ.

Ảnh minh họa: vcmedia.vn

Khoảng 1 tháng trước, số tiền nợ thuế cả nước lên đến 72.000 tỷ đồng, chiếm 10% số thu, trong khi quy định cho phép nợ thuế tối đa là 5% số thu. Trong bối cảnh dầu thô giảm xuống dưới 50 USD/thùng, dự báo ngân sách Việt Nam sẽ hụt thu khoảng 32.000 tỷ đồng từ giá dầu thô. Vì vậy, thu đủ thuế vừa chữa bệnh chây ì của DN, vừa đáp ứng đủ ngân sách theo kế hoạch của năm nay.

Trong tháng 6 đã có 600 DN bị bêu tên, trong đó có 268 DN thuộc diện nợ thuế lớn và đã kéo dài nhiều năm. Đến ngày 30/7 đã có 136 DN (trong số 268 DN) nộp 705 tỷ đồng - một tín hiệu đáng mừng mà giải pháp mạnh đã đưa lại.

Vì sao DN lại phải gồng mình lên để nộp thuế trong bối cảnh sản xuất kinh doanh đã trải qua 5 năm gặp khó và sự khởi sắc chưa đáng là bao? Hiện cả nước có gần 60 vạn DN, với họ chữ “tín” vô cùng quan trọng, đặc biệt là các DN đã xây dựng được logo, thương hiệu, sản phẩm chủ chốt. Có những DN với bề dày truyền thống hàng chục năm, thương hiệu, tên DN, logo in sâu trong kí ức hàng vạn đối tác và hàng triệu người tiêu dùng. Bây giờ bị bêu tên thì ê mặt quá và theo đó người ta sẽ nghĩ “sức khỏe” của DN đang có vấn đề! Đó là khả năng tài chính, cung cách làm ăn... cần phải xem xét lại có thể tiếp tục chọn làm đối tác, ký kết các hợp đồng liên doanh, để sản xuất kinh doanh? Đó cũng là lý do, dù khó mấy DN cũng phải thu xếp xong khoản tiền nợ thuế để giữ tiếng thơm, ngoại trừ những DN mất khả năng thanh toán thì đành phải chịu tiếng xấu.

Sau khi bêu tên mà DN không chịu nộp thuế thì ngành Thuế sẽ cưỡng chế bằng cách: Thông báo hóa đơn của DN đó không còn giá trị sử dụng, và sau đó sẽ phong tỏa tài khoản. Thực tế, DN do nhiều nguyên nhân khác nhau họ quan tâm không đầy đủ đến việc nợ thuế của DN. Vì vậy, ngành Thuế đã quy định vào các ngày 15 và 16 hàng tháng (từ quý IV/2015 trở đi) sẽ công bố danh sách DN nợ thuế.

Học tập kinh nghiệm của ngành Thuế, vừa qua, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67) Công an TP Hồ Chí Minh đã công khai danh sách các biển số ô tô vi phạm mà người vi phạm chây ì không nộp phạt lên trang web của Công an TP. Sở dĩ ngành Công an cũng phải dùng liều thuốc kháng sinh đặc trị là do trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 có 42.000 trường hợp vi phạm luật pháp về giao thông được phát hiện, ghi nhận bằng các biện pháp kĩ thuật. Lực lượng cảnh sát giao thông đã gửi thông báo nhưng người vi phạm chưa nộp phạt.

Có nhiều ý kiến cho rằng: Nếu chỉ đăng biển số xe vi phạm thì đơn vị chủ quản các tài xế không biết ai sử dụng xe, nên không thể yêu cầu tài xế nộp phạt. PC67 nên phối hợp và gửi thông báo cho hãng xe về những trường hợp tài xế vi phạm để hãng có trách nhiệm yêu cầu tài xế nộp phạt đặc biệt là các hãng taxi.

Tiếp nhận ý kiến trên, PC67 cho biết: Sẽ có 3 lần thông báo về công an địa phương để chuyển đến chủ các xe vi phạm, nhắc nhở đi nộp phạt. Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo lần thứ 3, nếu chủ xe không tới nộp phạt thì PC67 mới công bố biển số xe vi phạm trên trang web.

Cách làm của ngành Thuế đang được nhân rộng và được toàn xã hội ủng hộ. Cách làm này hoàn toàn phù hợp với xu hướng công khai minh bạch trong hoạt động DN. Hiện bảo hiểm và ngân hàng đang học cách làm của ngành Thuế: Bêu tên đối tác nợ tiền, chây ì không trả. Cách làm này không phải mất chi phí nhưng tạo nên hiệu ứng xã hội lớn, tạo áp lực để đối tác nợ tiền không thể không trả vì sẽ mất hết danh dự và chữ tín. Bước cuối cùng thì mới kiện ra tòa.

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

Cao Bằng: 125 đơn vị nợ bảo hiểm gần 11 tỷ đồng

(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trung Hà

15:05 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm