Theo dõi Báo Thanh tra trên
Khoa Lê
Thứ tư, 24/11/2021 - 08:00
(Thanh tra)- Theo thống kê, hiện nay tỉnh Ninh Thuận có 35 dân tộc sinh sống và có 239 di sản được đưa vào danh mục kiểm kê, trong đó có 64 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp. Với hệ thống di sản văn hóa phong phú và đa dạng, tỉnh Ninh Thuận đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc, đặc biệt là văn hóa Chăm.
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm Ninh Thuận được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công bố trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Khoa Lê
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 239 di tích, gồm các loại hình: Đình làng, chùa, miếu, nhà thờ, lăng, tháp Chăm, thánh đường Hồi giáo, đền thờ của người Chăm, phế tích và bia ký Chăm, di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh... Trong đó có 64 di sản văn hóa đã được xếp hạng.
Cụ thể, 2 di tích quốc gia đặc biệt là tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai; 18 di sản cấp quốc gia, 12 di tích cấp quốc gia, 1 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và 5 di sản văn hóa phi vật thể gồm: Lễ hội Katê, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc, cụm lễ hội đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa, lễ Bỏ mả của người Raglai và lễ Cầu ngư của cư dân vùng ven biển và 44 di tích, di sản văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh.
Đặc biệt, Ninh Thuận nằm trong 21 tỉnh, thành phố có nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” trình UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện, UNESCO đang xem xét, xét duyệt theo quy định.
Ông Phạm Văn Thành, Trưởng Phòng Quản lý văn hóa - gia đình, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết: “Năm 2019 tỉnh Ninh Thuận đã trình UNESCO đưa nghệ thuật làm gốm của đồng bào Chăm vào nhóm văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Ngoài ra, một số lễ hội, di tích được nâng tầm giá trị, thu hút sự quan tâm của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội Katê gắn với không gian các đền tháp Chăm, hệ thống nhà sàn, đặc sản rượu cần, sản phẩm thủ công truyền thống của người Raglai đã dần định hình, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh Ninh Thuận”.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch số 4654/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và Phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025.
Theo ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, mục tiêu của đề án là lập quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích tháp Hòa Lai và tháp Pô Klong Garai gắn với phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2030.
Tu bổ, tôn tạo ít nhất 5 di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia có giá trị đang bị xuống cấp; tu bổ cấp thiết ít nhất 10 lượt di tích cấp tỉnh.
Đặc biệt, xây dựng hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp đề nghị ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới, ưu tiên đối với di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Chăm, Raglai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Ngoài ra, theo UBND tỉnh Ninh Thuận thời gian tới sẽ tập trung bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, các công trình văn hóa có giá trị tiêu biểu, có ý nghĩa chính trị, lịch sử, truyền thống đặc sắc để góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Thuận.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Phương Anh
15:41 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Hoàng Nam
15:38 22/11/2024N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Văn Thanh
12:44 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Phương Anh
12:37 22/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân