Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 20/01/2011 - 16:29
(Thanh tra) - 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân nước ta ước đạt gần 7,3%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.150 USD, đưa nước ta ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp. Tuy nhiên, phát triển của nước ta còn thiếu bền vững về mặt môi trường, cần có nhiều nỗ lực hơn nữa mới có thể đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Chất lượng không khí đô thị suy giảm, đặc biệt là ô nhiễm bụi PM10 và TSP vào loại ô nhiễm nhất nhì trên thế giới
Nhiều chỉ tiêu bảo vệ môi trường chưa đạt yêu cầu
Đánh giá về thực trạng phát triển bền vững ở nước ta, theo các chỉ tiêu đã được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010, rất nhiều chỉ tiêu bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2006 – 2010 chưa đạt yêu cầu.
Theo kết quả tổng hợp của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, tỷ lệ đất che phủ rừng trong 5 năm qua là 39,5%, không đạt kế hoạch (42 - 43%), đó là chưa kể chất lượng rừng giảm sút nhiều. Tỷ lệ số dân được cấp nước sạch ở đô thị là 85% (kế hoạch là 95%), ở nông thôn là 70% (kế hoạch là 75%), trong đó quá nửa nước sinh hoạt nông thôn chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung chỉ là 50% (trong khi theo chỉ tiêu kế hoạch là 100%). Tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các đô thị loại 3 trở lên theo số liệu gần đúng chỉ là 3 - 5% trong khi kế hoạch là 100%. Còn ở các đô thị loại 4 trở xuống thì chưa xây dựng hệ thống này trong khi kế hoạch là 50%.
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom là 82% (kế hoạch 85%). Tỷ lệ thu gom chất thải y tế, chất thải công nghiệp nguy hại toàn quốc là 80%, trong khi chỉ tiêu đặt ra là phải thu hồi toàn bộ số chất thải độc hại này.
Chất lượng môi trường ngày càng suy giảm
Tuy trong 5 năm qua, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có nhiều tiến bộ, nhưng chưa theo kịp với tốc độ gia tăng nguồn thải ô nhiễm môi trường phát sinh từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tăng trưởng nhanh. Vì thế, không những chưa ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên, mà một số vấn đề môi trường ở nhiều nơi còn có xu hướng trầm trọng hơn.
Môi trường không khí, môi trường nước bị ô nhiễm hơn. Môi trường nước mặt ở hầu hết các đoạn trung lưu và hạ lưu của các hệ thống sông chính của nước ta, đặc biệt là hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và các sông, hồ nội thành ở các đô thị lớn đều bị ô nhiễm các chất hữu cơ, có đoạn sông đã trở thành đoạn sông “chết”. Úng ngập ở nhiều đô thị ở tình trạng nghiêm trọng, chất lượng không khí đô thị suy giảm, đặc biệt là ô nhiễm bụi PM10 và TSP vào loại ô nhiễm nhất nhì trên thế giới.
Đa dạng sinh học tiếp tục bị suy thoái. Tổng diện tích rừng ngập mặn hiện nay so với năm 1990 chỉ còn khoảng 60%. Hiện nay, 80% số rạn san hô của nước ta thuộc tình trạng xấu, tổng diện tích thảm cỏ biển hiện nay so với trước năm 1990 đã giảm đi 40 đến 60%.
Tai biến thiên nhiên diễn biến phức tạp, gây ra các thiệt hại rất lớn về vật chất và tài nguyên môi trường.
Cần có các chỉ tiêu bền vững về môi trường thật cụ thể
Các hoạt động bền vững môi trường ở nước ta trong 5 năm qua ngày càng sôi động, đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn, từ việc xây dựng ban hành các chính sách, văn bản pháp luật được hoàn thiện hơn, xây dựng và phát triển tổ chức quản lý môi trường được tăng cường hơn, các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường ngày càng hiệu quả. Đầu tư ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường tăng, bước đầu huy động toàn dân tham gia công tác bảo vệ môi trường…
Tuy nhiên, để bảo đảm phát triển của nước ta trong các năm tới đạt được tính bền vững về mặt môi trường, theo đại diện của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cần có sự chỉ đạo mạnh mẽ việc lồng ghép định hướng phát triển bền vững trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015), đặc biệt, cần xây dựng các chỉ tiêu bền vững về môi trường cụ thể và chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện.
Ngoài việc lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, các tổ chức chính trị, cần tiến hành lấy ý kiến đóng góp của các hội khoa học và kỹ thuật, tài nguyên và môi trường đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về các chỉ tiêu phát triển bền vững.
Minh Châu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.
Ngọc Giàu
21:49 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Nam Dũng
14:11 15/12/2024Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân