Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bảo đảm tiếp cận kế hoạch hoá gia đình là bảo vệ quyền con người

Thứ năm, 15/11/2012 - 21:22

(Thanh tra) - Chiều ngày 15/11, tại Hà Nội, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã tổ chức buổi họp báo công bố "Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2012". Báo cáo mới của UNFPA cho thấy tiếp cận kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) là quyền cơ bản của con người mang tới những lợi ích chưa từng thấy cho quá trình phát triển kinh tế.

Ảnh: Phương Anh

Theo báo cáo này, nếu các dịch vụ KHHGĐ tự nguyện có sẵn để cung cấp cho tất cả mọi người ở các quốc gia đang phát triển thì sẽ giúp các quốc gia này giảm được khoảng 11,3 tỷ đôla Mỹ mỗi năm cho các chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. KHHGĐ mang lại những lợi ích to lớn cho phụ nữ, gia đình và các cộng đồng trên toàn thế giới. Nhờ có KHHGĐ nên mọi người được lựa chọn số con mong muốn và khoảng cách giữa các lần sinh con, chính vì thế phụ nữ và con cái của họ sống khỏe mạnh hơn và lâu hơn. Báo cáo ước tính, nếu có thêm 120 triệu phụ nữ được tiếp cận dịch vụ KHHGĐ thì số trẻ sơ sinh tử vong trong năm đầu tiên của cuộc đời sẽ giảm đi khoảng 3 triệu.
 
Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2012 kêu gọi các chính phủ, các tổ chức xã hội, các cơ quan cung cấp dịch vụ y tế và cộng đồng phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền được tiếp cận tới dịch vụ KHHGĐ cho tất cả phụ nữ bao gồm phụ nữ trẻ và chưa kết hôn. Tuy nhiên, báo cáo nhận thấy nguồn tài chính dành cho KHHGĐ đã giảm và việc sử dụng các biện pháp tránh thai thì hầu như không có gì thay đổi. Năm 2010, nguồn đóng góp từ các quốc gia tài trợ dành cho các dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản ở các nước đang phát triển đã giảm đi 500 triệu đôla Mỹ. Trên toàn cầu, tỷ lệ sử dụng các phương tiện tránh thai đã tăng, nhưng chỉ tăng 0,1%/năm trong vài năm vừa qua.
 
Ở Việt Nam, số liệu từ Bộ Y tế và các điều tra dân số khác cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ bằng việc lồng ghép KHHGĐ vào dịch vụ y tế phổ thông. Tuy nhiên, một số nhóm dân cư như vị thành niên, thanh niên và người chưa kết hôn, người di cư, người dân tộc thiểu số còn chưa tiếp cận được các dịch vụ và thông tin về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản. Do vậy, số trường hợp mang thai ngoài ý muốn vẫn tăng đáng kể, đặc biệt trong nhóm thanh niên và người chưa kết hôn. Số liệu phân tích gần đây của điều tra đa chỉ số (MICS) do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy, nhu cầu chưa được đáp ứng về phương tiện tránh thai của phụ nữ đã kết hôn là 11,2% và 34,3% đối với phụ nữ chưa kết hôn. Nhu cầu chưa được đáp ứng về các biện pháp tránh thai hiện đại là 29,4% đối với phụ nữ đã kết hôn và 50,4% đối với phụ nữ chưa kết hôn.
 
Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định,  bảo đảm tiếp cận KHHGĐ là bảo vệ quyền con người. Cần phải thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu của dịch vụ KHHGĐ, tập trung trước hết tới nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất - phụ nữ đã kết hôn, người di cư và người dân tộc thiểu số.
 
Để bảo đảm quyền tiếp cận KHHGĐ cho tất cả mọi người, bà Mandeep K. O'Brien, Quyền Trưởng đại diện UNFPA kêu gọi chính phủ, cộng đồng quốc tế, các tổ chức xã hội và khối tư nhân cùng chung tay để nâng cao tiếp cận phổ cập các dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản bao gồm KHHGĐ và coi KHHGĐ tự nguyện như là một ưu tiên của chương trình phát triển.   
 
 
Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

Tự chế pháo nổ theo Tiktok, 3 học sinh nhập viện

(Thanh tra) - Sau khi mua các vật liệu để chế tạo pháo nổ trên một tài khoản Tiktok, 3 học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) đã làm theo hướng dẫn và phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.

Ngọc Giàu

21:49 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm