Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 22/11/2017 - 08:57
“Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã nhầm lẫn về giá trị của chiếc áo dài nam", họa sĩ Nguyễn Đức Bình chia sẻ.
Áo dài nam lận đận
Nhắc đến áo dài Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh duyên dáng, nhẹ nhàng của người phụ nữ Việt Nam thướt tha trong tà áo dài truyền thống, mà ít ai nhớ rằng bộ “áo dài, khăn đóng” cũng từng là trang phục truyền thống, đặc trưng của đàn ông Việt.
Ra đời trước áo dài nữ và tồn tại cùng với bối cảnh của người Việt, từng là trang phục truyền thống của người đàn ông Việt, tuy nhiên cùng với thời gian, chiếc áo dài nam đã dần bị lãng quên. Chính vì thế nó không có điều kiện để kế thừa, phát triển và lan tỏa.
Theo Lê Quý Đôn trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát là người có công khai sáng và định hình cho chiếc áo dài Việt Nam ở xứ Đàng Trong (để phân biệt với trang phục của những khách trú người Trung Hoa).
Chiếc áo dài dành cho nam cũng có hai vạt dài quá gối, cài nút bên phải, thường được may bằng các loại vải gấm (dành cho giới thượng lưu), còn giới trung lưu thường may bằng chất liệu sa, the mỏng…
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo, một người con sinh ra và lớn lên giữa phố cổ Hàng Đào kể lại: “Thế hệ cha ông tôi vẫn mặc bộ lễ phục là áo dài và quấn khăn. Nhưng khi người Pháp sang mang theo luồng văn hoá phương Tây, làm thay đổi mọi mặt đời sống của người Việt. Áo dài nam cũng không nằm ngoài số phận đó.
Sau khi miền Bắc giải phóng, những chiếc áo dài thường ngày trước đây các cụ vẫn mặc đã mất dần. Hình ảnh những người đàn ông mặc áo dài chỉ còn rơi rớt lại trong ký ức tôi khi còn rất nhỏ.
Cái thời mà ông mặc khăn xếp, bà mặc áo tứ thân thì có con đã mặc comple, đội mũ phớt, cháu thì mặc váy đầm... Áo dài nam mất dần, mất dần... Đến sau năm 1954, hãn hữu lắm mới thấy trên đường phố còn người mặc áo the, khăn xếp.
Chiến tranh đến, nên trang phục của chúng ta phải đơn giản hoá trang phục. Áo dài nam gần như bị triệt tiêu, chỉ còn sót lại rất ít trong những cuộc biểu diễn...”
Áo dài nam truyền thống mang nét trang trọng, nghiêm cẩn và nam tính của người đàn ông Việt.
Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Đức khẳng định: “Áo dài nam và nữ của người Việt đều là sự tinh giản tối đa. Phong cách ấy phản ánh tính cách phóng khoáng, tự tại với thiên nhiên cũng như sự khiêm cung của con người Việt Nam.”
Họa sĩ Nguyễn Đức Bình cho rằng: “Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã nhầm lẫn về giá trị của chiếc áo dài nam. Chẳng hạn như xu hướng may áo dài mà người ta vẫn gọi là “áo dài cách tân” là hoàn toàn sai.
Theo ông Bình, cách tân tức là làm mới những truyền thống đã có nhưng chiếc áo dài đấy không cách tân mà là sự sáng tạo hoàn toàn mới. Chẳng hạn như đưa hình ảnh chiếc áo vest, áo sơ mi vào chiếc áo dài. Đôi khi chiếc áo dài lại mang nét “hao hao” với áo dài nam của Ấn Độ.
Họa sĩ Nguyễn Đức Bình từng nghe mọi người nói rằng mặc áo dài cách tân để cho nhanh, gọn, tiện lợi, có thể mặc sơ-mi bên trong cũng được.
Nhưng ông cho rằng như vậy không đúng: “Bộ trang phục truyền thống của bất kỳ quốc gia nào cũng có sự cầu kỳ, phức tạp. Bởi chính sự cầu kỳ mới chứa đựng những tinh hoa của dân tộc đó. Chiếc áo dài cũng là sự hội tụ những tinh hoa của người đàn ông Việt.”
Thực chất, chiếc áo dài nam của người đàn ông Việt đã vô cùng tối giản. Nó mang tính giáo dục rất cao, khi ta mặc bộ trang phục lên người, nó buộc chúng ta phải có phong thái nghiêm trang, đĩnh đạc, ngay lập tức ta biến thành một con người hoàn toàn khác.
Bộ trang phục của người đàn ông Việt cũng luôn có một chiếc khăn quấn chứ không phải một chiếc khăn đóng sẵn. Bởi chính thao tác quấn khăn thể hiện sự chỉn chu của đàn ông Việt.
Đại sứ Phạm Sanh Châu - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO cho rằng: “Chính vì bản chất khiêm nhường của người đàn ông Việt mà phần vai của áo dài được may xuôi xuống.
Điều này buộc người đàn ông phải có tư thế khỏe khoắn như ngực phải ưỡn, lưng phải thẳng. Mặc bộ áo dài trên người, mình không thể làm được điều gì khiếm nhã được.”
Đi tìm quốc phục dành cho đàn ông Việt Nam
Hàng thập kỷ qua, đã có hàng chục cuộc hội thảo quốc gia bàn về lễ phục, quốc phục. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từng phát động cuộc thi thiết kế lễ phục nhà nước.
Các nhà thiết kế đã đề xuất vô vàn thiết kế… nhưng việc lựa chọn dường như vẫn dậm chân tại chỗ. Việc “mắc kẹt” giữa truyền thống và hiện đại, giữa những tranh cãi về ranh giới của cách tân và truyền thống khiến câu chuyện quốc phục suốt nhiều năm qua vẫn chưa có hồi kết.
Trong khi quốc phục cho phụ nữ Việt Nam từ lâu đã được ngầm thống nhất là tà áo dài, trang phục dành cho nam lại chưa thể xác định.
“Các nước khác, nam giới cũng có bộ trang phục truyền thống, tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta ngồi lại, thảo luận với nhau để tìm trang phục truyền thống cho đàn ông Việt Nam.
Theo tôi, áo dài nam là một sự lựa chọn hợp lý. Khi mặc nó trên người, tôi thấy mình khác với các bạn đến từ các nước khác, tôi thấy vô cùng tự hào", Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết.
Hoạ sĩ Mạnh Đức chia sẻ, nếu công nhận quốc phục thì cần đi đến bộ trang phục chuẩn mực, đại diện cho tinh hoa của nền văn hoá dân tộc chứ không nên dùng những trang phục thể hiện sự "sáng tạo" hôm nay.
“Chúng ta không cần phải đi tìm một bộ quốc phục nào cho đàn ông Việt Nam cả, bởi chúng ta đã có một bộ trang phục hội tủ đủ nét tinh hoa của người đàn ông Việt, đó là chiếc áo dài nam truyền thống!”, họa sĩ Bùi Mạnh Đức đề xuất.
Còn họa sĩ Nguyễn Đức Bình cho rằng: “Áo dài nam đã được cha ông mặc và đã là biểu tượng văn hoá của Việt Nam rồi. Chỉ có điều nhà nước có công nhận bộ trang phục này là quốc phục hay không thôi”./.
Chào mừng Ngày Di sản Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2017), Ban quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng với chủ đề “Nguồn” diễn ra từ ngày 17/11 đến 26/11. Điểm nhấn của chuỗi hoạt động mừng Ngày Di sản Việt Nam năm nay chính là những hoạt động tôn vinh áo dài nam truyền thống.
Theo Nguyễn Dung/VOV.VN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân tại làng Krăng Gọ 2, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng vẫn đang tất bật chăm sóc sản phẩm đặc trưng của địa phương là hoa cúc chậu để kịp cung cấp cho thị trường Tết.
(Thanh tra) - Những ngày giáp Tết Ất Tỵ, các làng hoa truyền thống ở Hà Nội như Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên... đang tất bật trong không khí chuẩn bị đón xuân. Những sắc hoa tươi thắm từ các làng nghề này không chỉ làm đẹp không gian ngày Tết mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa những thế hệ người dân Thủ đô.
Hoàng Hiệp
Kim Thành
Lê Phương
Văn Thanh
Văn Thanh
Cảnh Nhật
Thu Huyền
T.Thanh
Ngọc phó
Minh Nghĩa - Đình Thanh
Nghĩa Huyền
Hoàng Hiệp
Lê Hữu Chính
Kim Thành
Bùi Bình