Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tranh Thủ

Thứ tư, 19/01/2011 - 20:01

(Thanh tra)-Gần như thành thông lệ, mỗi khi trước Tết và sau Tết, người đưng đầu Chính phủ có chỉ thị cấm sử dụng xe công đi chợ, đi chùa, ...

Còn "thời" còn tranh thủ

Nhớ lại thời kỳ còn khốn khó, mọi chế độ chính sách hầu như chưa có hoặc có nhưng chưa rõ ràng thì mọi chuyện hầu như là phải “tranh thủ”... Tranh thủ về thăm nhà để lợp lại mái nhà cho mẹ, rào lại mảnh vườn, đào cái giếng cho vợ con... Lúc đấy “tranh thủ” có cái gì dễ thương lắm, tổ chức và mọi người dễ chấp nhận. Hình như cụm từ “tranh thủ” có sức hóa giải và làm yên lòng mọi người.

Ngày nay mọi chuyện dần đi vào nề nếp, đang chủ trương xây dựng một nền hành chính chính quy, chuyên nghiệp... mọi thứ đang dần dần quy chế hóa, quy phạm hóa, luật hóa nhưng sự tranh thủ chưa hề giảm, càng ngày càng theo chiều hướng trầm trọng, phức tạp hơn. Từ chuyện tranh thủ cái xe công đi làm việc riêng, đến tranh thủ kiếm cái nhà, mảnh đất, cấu véo vào các dự án, con đường, cái cầu... Gần như thành thông lệ, một mô thức ứng xử giữa từng cá nhân với xã hội, với khối tài sản khổng lồ quản lý lỏng lẻo gần như vô chủ đã đưa đường dần hình thành thứ “Văn hóa tranh thủ”!

Ai tranh thủ được nhiều thì càng lợi, hầu bao càng đầy, tư thế xã hội được ngộ nhận là càng cao sang. Rồi có điều kiện sẽ thu vén vật chất làm cái piston giúp đẩy lên vị trí cao hơn. Có một điều đáng buồn là xã hội nhiều khi còn mơ hồ coi tranh thủ là chuyện nhỏ, không đáng kể, chưa thấy hết hệ lụy của nó. Không thấy cơ quan công quyền chịu trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước về công sản ở đâu, mà để báo chí năm nào cũng vất vả làm cái việc đi “kiểm tra”, dù sao báo chí cũng chỉ làm cái công việc không “danh chính ngôn thuận”, vẫn đứng ngoài lề “ngó vào”.

Từ khi bắt đầu đổi mới đến nay, nhớ lại có ít nhất không dưới bốn lần cải cách chế độ tiền lương. Trong các lần hội thảo góp ý cho dự thảo cải cách, có nhiều ý kiến góp ý cần phải tiền tệ hoá các chế độ  của công chức vào lương. Thế nhưng góp ý thì nhiều, lắm tâm huyết, đầy đủ các luận cứ khoa học, tính khả thi cao… tuy nhiên hầu như đều không được tiếp thu đưa vào đề án!? Có thể nói, nguyên nhân của những thành công của công cuộc đổi mới là thay đổi tư duy. Từ tư duy kế hoạch tập trung bao cấp chuyển sang tư duy kinh tế thị trường. Thế nhưng tư duy bao cấp về chế độ của quan chức đối với xe công, nhà cửa, điện thoại, khám chữa bệnh… tất tần tật thật chậm thay đổi. Gần đây bức xúc về việc thực  hành tiết kiệm chống lãng phí, Chính phủ ban hành quy định về sử dụng xe công. Nhiều đơn vị, địa phương đã mạnh dạn đề xuất hình thức khoán xe công.

Theo ông Bộ trưởng Bộ Tài chính có lần phát biểu trước Quốc hội thì Chính phủ và Bộ tài chính đang rất khuyến khích hình thức này. Ông cho biết, theo tính toán của Bộ, mỗi năm Việt Nam sẽ tiết kiệm khoảng 1.000 tỉ đồng nếu áp dụng khoán xe công. Ngoài ra, biện pháp này sẽ hiệu quả trong việc chống xài chùa xe công, lãng phí trong sử dụng và sửa chữa, giúp chi tiêu Chính phủ được minh bạch hoá và tiết kiệm. Nếu thực hiện khoán xe công, mức khoán cho quan chức có thể được chuyển thẳng vào lương với mức khoán khoảng 3-5 triệu đồng/tháng. Người dân trộm nghĩ: Cái lợi cho dân, cho nước và cho bản thân đã quá rõ như vậy, tại sao các “công bộc” lại không mặn mà?

Đi tìm lý giải cho điều “nghịch lý” trên có thể thấy:

Thứ nhất, dùng riêng xe công để “giải quyết khâu oai” và có thể từ cái sự oai ấy sẽ tạo ra… nguồn thu không biết chừng. Cũng có thể có khả năng một số người có những nguồn thu lớn khác ngoài lương  nên họ không cần đến số tiền vài triệu đồng do việc khoán xe công mang lại.

Thứ hai, do thói quen lạm dụng, quen “xài của chùa”, đối với xe công của một số quan chức, nếu quan sát sẽ thấy, vợ con, cha mẹ các vị này cũng sử dụng vô tư ngoài công vụ. Lúc này tài xế như người làm công trong gia đình, tất nhiên anh ta lại bổ vào kinh phí của Nhà nước, dưới hình thức tiền làm ngoài giờ, thêm giờ… cuối cùng Nhà nước và nhân dân lãnh đủ, thiệt đơn thiệt kép.

Thông thường khi bàn về tiêu chuẩn, ta thường quen miệng nói "ông này, ông nọ... có tiêu chuẩn xe riêng”, dần dần nó trở thành thói quen trong cách hiểu và suy nghĩ mọi người... Khái niệm xe riêng ở ta nó rắc rối hơn và khác so với thiên hạ. Khác và rắc rối ở chỗ là xe công nhưng được dùng như xe riêng. Riêng có nghĩa gần như là tư. Cụm từ "xe riêng" ở đây đã không được hiểu theo nghĩa thông thường của nó. Hay nói theo ngôn ngữ của pháp luật, "xe riêng" ở đây không được bảo vệ bằng Bộ Luật Dân sự về quyền sở hữu tài sản cá nhân, mà ngược lại nếu ai xâm phạm đến nó thì sẽ bị truy xét với tội danh "xâm phạm tài sản XHCN".

Ai "tranh thủ" được nhiều thì hầu bao càng đầy, tư thế xã hội được ngộ nhận là càng cao sang

Thật nghịch lý! Chính sự nhập nhằng công tư như vậy đưa đến không ít nhiễu sự mà công luận nhiều lần lên tiếng phê phán. Thậm chí tại diễn đàn Quốc hội có vị đại biểu gọi việc sử dụng xe riêng không đúng tiêu chuẩn, mục đích sử dụng là "tội tham nhũng và phải xử về tội tham nhũng". Ta chưa xem xét hết các khía cạnh của quy kết này, nhưng cảm tưởng ban đầu nghe cũng có lý! Ở các nước khác tuy là giàu có nhưng chỉ có Bộ trưởng được coi là các chính khách mới được cấp xe riêng, số này không quá vài chục người. Ở ta tuy nghèo nhưng quá rộng rãi hào phóng.

Nhớ lại những năm tám mươi, Cố Thủ tướng Phạm Hùng lúc đó có  quy định các thứ trưởng cùng cơ quan dùng xe đưa rước tập thể đến chỗ làm việc. Trên thực tế thời gian qua hầu như không thấy hai thứ trưởng đi đến chung một chỗ họp, hay đến cùng một địa phương ngồi cùng một xe. Nếu cả hai cùng đi thì mỗi người “diễn” một xe! Tôi từng chứng kiến trong một đoàn công tác đi xuống địa phương, gồm một vị thứ trưởng, một vài vụ trưởng, vụ phó và một hai chuyên viên. Lẽ ra dùng một chiếc xe 12 chỗ ngồi là quá đủ, đằng này phải thêm một xe con cho vị thứ trưởng. Điều đáng nói là vị thứ trưởng này mới vừa được đề bạt từ vụ trưởng lên thứ trưởng chỉ một vài ngày!

Trong chốn “quan trường” thường nghe câu đàm tiếu lúc trà dư tửu hậu “Còn chức còn quyền đi xe hơi uống bia ôm, hết chức hết quyền đi xe ôm uống bia hơi”. Nghe nó trợn trạo hơi thô nhưng mang đậm dấu ấn của văn hóa dân gian hài hước dùng để phê phán, đả kích một cách thông minh hóm hỉnh đáng suy nghĩ. Nó giải đáp tại sao có hiện tượng tham quyền cố vị. Nhiều khi chung quy lại cũng vì chiếc xe riêng. Có nhà thơ từng nói: "Đời thì rộng, xe thì chật hẹp, đừng để cho xe nó cầm tù ".

Đã đến lúc cần phải làm minh bạch rạch ròi, cỡ cấp nào xứng đáng có tiêu chuẩn, tiêu chuẩn cao cũng được, thì phải cung cấp đầy đủ không tiếc, dân rất công bằng, nhưng tránh ăn theo, bao cấp tràn lan, thậm thụt đề ra tiêu chuẩn này tiêu chuẩn nọ thành văn hay bất thành văn để cùng hưởng. Hơn nữa, biết đâu từ các tiêu chuẩn này mà kéo theo tệ nạn chạy chức, chạy quyền, phe cánh, đấu đá xào xáo nội bộ…

Trong cuộc Hội thảo “Chống tham nhũng và Đảm bảo minh bạch” tổ chức tại Hà Nội mấy năm trước, cựu Giám đốc cơ quan đạo đức chức nghiệp công chức của Chính phủ Úc Anther Shack lock đã nêu một vấn đề rất thực tế: Khi xem xét hành vi tham nhũng, nhà chức trách thường vấp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là những trường hợp “lệch chuẩn” như cán bộ sử dụng xe công chở con đi học, bởi trường nằm trên đường tới cơ quan; gia đình có người bị ốm, cán bộ dùng xe công chở thân nhân đến bệnh viện… các hành vi này có được coi là tham nhũng hay không? Theo ông, đây hẳn là tham nhũng dù theo thông lệ ở ta được gọi bằng “tranh thủ”.

Có một năm nào đó được báo cáo trước Quốc hội, chỉ riêng xe mua vượt mức chuẩn trong 2 năm  lên tới 2.000 chiếc, vượt giá quy định 2.400 tỷ đồng, thậm chí có vị đi xe hơi 5 tỷ được gọi mỉa mai là cưỡi 3.000 con trâu. Dân mình có câu "Con trâu là đầu cơ nghiệp" - 3.000 cơ nghiệp của người nông dân một nắng hai sương chỉ để phục vụ đi lại cho một người, xót lắm !

Thẳng thắn mà nói, kiểu các chỉ thị có tính chất hành chính, như chỉ thị cấm sử dụng xe công vào việc riêng mấy năm qua hết linh, không còn “ép phê” trong bối cảnh thiếu kỷ cương trầm trọng như hiện nay. Có lẽ đến lúc phải thay bằng phương thức khác. Nên chăng, cần suy nghĩ một giải pháp bền vững, căn cơ hơn. Có nên thành lập các công ty dịch vụ phục vụ hoạt động cho các cơ quan hành chính? Nói nôm na nó như bà nội trợ chung, Osin chung cho cơ quan công quyền. Kinh phí hoạt động hành chính đưa hết cho công ty này. Làm như vậy sẽ tiết kiệm nhiều, tránh tình trạng lạm dụng biến xe công thành xe riêng. Hơn nữa, nếu thực hiện phương thức hợp đồng dịch vụ tương tự đối với các việc như vệ sinh, bảo vệ, chăm sóc cây xanh, bảo trì điện nước, căn tin,... thì sẽ giảm được bộ phận quản trị của cơ quan.

Lâu nay, nghe đâu trong các chỉ thị của Đảng cũng nói nhiều đến hoàn thiện các cơ chế, quy định về quản lý kinh tế tài chính, quản lý tài sản công. Thiết nghĩ việc xã hội hoá công tác phục vụ cho các cơ quan công quyền hoạt động chính là góp phần quản lý tài sản công một cách hiệu quả, ngăn ngừa tệ tham nhũng trá hình, giảm đặc quyền đặc lợi, tạo công bằng xã hội.

Mở rộng phương thức này ra nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác, hy vọng rằng, khối tài sản Nhà nước khổng lồ quản lý lỏng lẻo hầu như vô chủ lâu nay, sẽ bớt đi tình trạng bị tranh thủ, thực chất là tham nhũng!

                                                                                    Diệp Văn Sơn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm