Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tìm hiểu bản sắc đồng bào Khơ Mú huyện vùng cao Mường Lát

Văn Thanh

Thứ năm, 04/11/2021 - 15:17

(Thanh tra) - Dân tộc Khơ Mú, ở huyện vùng vào Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa chủ yếu cư ngụ bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn và bản Lách, xã Mường Chanh. Đồng bào dân tộc Khơ Mú có những nét văn hóa đặc sắc của riêng đồng bào mình, đóp góp vào kho tàng bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc xứ Thanh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Cán bộ Đoàn Kinh tế quốc phòng V hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng gia cầm cho người dân bản Đoàn Kết. Ảnh: Mai Luận

Theo ông Quốc Bảo, nguyên cán bộ của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, người có nhiều năm gắn bó với các huyện miền núi, vùng cao cho biết: Trước đây, người Khơ Mú ở Mường Lát thường chọn vùng rừng núi phía Tây để trú ngụ. Trong quá trình sinh sống đồng bào Khơ Mú thường du canh, du cư, đốt nương làm rẫy để sinh tồn. Thường đồng bào cứ định cư qua vài ba vụ canh tác lúa, sắn, khoai được thu hoạch, đất đai dần bạc màu, cằn cỗi, nghèo kiệt dinh dưỡng, người Khơ Mú lại khăn gói lên đường tìm vùng đất mới, phì nhiêu hơn và bắt đầu chu kỳ canh tác mới dẫn đến nhiều hệ lụy về phá rừng làm rẫy, đất đai bị cằn cỗi, hoang hóa…

Phải đến những năm 1994, bằng nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thanh Hóa thì đồng bào Khơ Mú mới định cư tập trung tại 2 bản Đoàn Kết (xã Tén Tằn) và bản Lách (xã Mường Chanh) thuộc huyện Mường Lát.

Dân tộc Khơ Mú là một c­ư dân cư­ trú lâu đời ở vùng núi rừng miền Tây Bắc Việt Nam và khu vực bắc Trung bộ, tập trung ở các tỉnh từ Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La đến Thanh Hoá và Nghệ An. Trư­ớc khi có tên gọi là Khơ Mú nh­ư ngày nay, dân tộc này có khá nhiều tên gọi khác nhau. Về mặt ý thức tự giác dân tộc, từ tr­ước đến nay, đồng bào Khơ Mú tự gọi mình là KhMụ, K­mMụ, C­ư Mụ (nghĩa là ngư­ời hay nhóm ng­ười) hoặc Tênh hay Pu Tênh (có nghĩa là ngư­ời ở trên núi cao).

Ở Thanh Hoá, người Thái gọi ngư­ời Khơ Mú là ngư­ời Kha hay ngư­ời Xá (có nghĩa đen nh­ư giàn bếp). Gần đây ngư­ời Khơ Mú tự gọi mình là ngư­ời Tình, ngư­ời Đoàn Kết.

Hiện nay, đồng bào Khơ Mú ở huyện Mường Lát trú ở vùng rừng núi cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác n­ương rẫy trồng cây lúa nước, cây ngô, bầu, bí, đậu, sắn, khoai sọ... Trước đây, phư­ơng thức canh tác lạc hậu, hái lượm và săn bắn đ­ược duy trì; chăn nuôi gia súc, gia cầm để phục vụ tín ngư­ỡng thờ cúng, ma chay, cư­ới hỏi, lễ tết và sinh hoạt gia đình; đan lát là nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của dân tộc Khơ Mú. Đồ đan của ngư­ời Khơ Mú rất bền, đẹp, đạt đến trình độ tinh xảo so với các dân tộc khác quanh vùng. Sản phẩm chủ yếu như­ đồ đựng vận chuyển là gùi, sọt, đồ dùng gia đình như mâm ăn cơm, giỏ đựng, rổ, rá, ghế ngồi. Trong đó, mâm mây đ­ược xem là sản phẩm đặc trư­ng nhất, rất đ­ược các dân tộc Thái, Mông, Dao ưa thích và mua về dùng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Các nghề thủ công khác cũng phát triển, trong đó có nghề dệt vải cũng đã xuất hiện ở đồng bào Khơ Mú.

Cũng theo ông Quốc Bảo, dân tộc Khơ Mú có một số nét truyền thống như­ mỗi dòng họ mang tên một loài chim, thú hoặc cây cỏ nào đó trong rừng. Có thể chia làm 3 nhóm họ: Nhóm tên thú gồm: Hổ, cầy hương, chồn; nhóm tên chim: Phư­ợng hoàng đất, chìa vôi, cuốc, bìm bịp; nhóm tên cây gồm: Tỏi, d­ương xỉ, tu va cút. Các dòng họ kiêng kỵ việc săn bắt, ăn thịt các loại chim, thú, chặt hái các loại cây thuộc dòng họ mình. Đồng bào quan niệm nếu ai vi phạm vào điều cấm kỵ đó sẽ bị thần linh trừng phạt. Đó chính là vết tích tín ngưỡng tô tem (vật tổ) nguyên thuỷ còn lại cho đến ngày nay của ngư­ời Khơ Mú.

Hôn nhân của đồng bào Khơ Mú theo nguyên tắc thuận chiều, đặc biệt trong phạm vi một dòng họ. Trong hôn nhân, nhiều tàn d­ư mẫu hệ còn tồn tại nh­ư: Tục ở rể, hôn nhân anh em vợ, chị em chồng. Đám ma của ng­ười Khơ Mú gồm nhiều nghi thức tín ng­ưỡng, trong đó điều đặc biệt là không có thầy cúng như­ các dân tộc khác. Ngoài lễ cúng Mường, ngư­ời Khơ Mú còn có lễ cúng bản, đặc biệt là lễ cúng ma nhà trong dịp lễ, Tết và khi con, cháu ốm đau. Bàn thờ ma nhà đặt trên gác bếp, còn ông, bà thờ một gian riêng, kín đáo và rất kiêng kỵ đối với ng­ười ngoài.

Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, đồng bào Khơ Mú thích múa xoè, thổi các loại sáo, đặc biệt là kèn môi. Hiện nay đồng bà Khơ Mú đã ổn định bằng cách định canh, định cư, các bản có lớp học, trong kinh tế đã biết áp dụng các khoa học kỹ thuật để trồng lúa nước, trồng trọt, chăn nuôi.

Những năm gần đây, để ổn định đời sống cho đồng bào Khơ Mú ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện Đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa năm 2020”. Đến nay, sau một thời gian thực hiện bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Khơ Mú đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ngày càng được cải thiện đáng kể.

Đề án được Ban Dân tộc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Mường Lát tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; kiến thức pháp luật về hôn nhân gia đình, an ninh biên giới, phòng, chống ma túy, HIV/AIDS... cho nhiều đối tượng liên quan, nhất là đại diện các đoàn thể và đồng bào bản Đoàn Kết, bản Lách. Bên cạnh đó, việc tập huấn, trang bị kiến thức và chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp cho đồng bào cũng được địa phương và các ngành đặc biệt quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ đồng bào 2 bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn và bản Lách, xã Mường Chanh trong quá trình khai hoang làm ruộng nước, chuyển nương rẫy quảng canh thành nương rẫy định canh và thực hiện kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc.

Ngoài ra, các ban, ngành, huyện Mường Lát cũng chú trọng công tác đào tạo, tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ thôn, bản thuộc các bản Khơ Mú; ưu tiên sử dụng, bố trí việc làm cho con em đồng bào Khơ Mú sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có nhu cầu làm việc tại địa phương...

Sau hơn 2 năm triển khai đề án, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ trên 3,3 tỷ đồng xây dựng công trình nhà văn hóa tại bản Đoàn Kết; đồng thời, phê duyệt kinh phí thực hiện một số hạng mục, như đường giao thông nội thôn bản Đoàn Kết, bản Lách và tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất cho đồng bào nhằm ổn định sản xuất, không du canh, di cư, từng bước xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khơ Mú.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm