Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tây Yên Tử: Miền trầm tích Phật giáo thời Trần

Thứ tư, 30/01/2019 - 21:22

(Thanh tra)- Việc UBND tỉnh Bắc Giang tiến hành công tác khảo cổ tại chùa Yên Mã, xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam phát lộ nền móng các công trình kiến trúc đồ sộ: Tam bảo, giếng nước cổ, nhà khách, nhà bếp, dấu chân Phật... Đây là công trình kiến trúc chùa tháp có quy mô lớn, bề thế do nhà sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm xây dựng hồi đầu thế kỷ XIII. Điều đó chứng minh rằng, vùng đất Tây Yên Tử mang đậm dấu ấn của Phât giáo nhà Trần.

Chùa Vĩnh Nghiêm

Tây Yên Tử-Con đường di sản Phật giáo

Quá trình khảo cố tại các ngôi chùa, di tích nằm dọc tuyến Tây Yên Tử do Bảo tàng thuộc  Sở Văn hoá, thể thao và du lịch (VHTT&DL) Bắc Giang thực hiện đã khẳng định, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập, thì sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của Ngài.

Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông rời kinh thành thượng sơn từ sườn Tây Yên Tử, nhập niết bàn trên núi Ngọa Vân. Sư tổ Pháp Loa và đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây Yên Tử hành đạo Phật sự của Trúc Lâm.

Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm đã được vinh danh là Di sản Tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Chưa kể, Chùa Vĩnh Nghiêm ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang) là Di tích quốc gia đặc biệt, có Mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ đó, cho thấy Tây Yên Tử nơi phát tích và sự hưng thịnh của Phật giáo thế kỷ XI đến XIV, từng là Trung ương của Phật giáo thiền phái Trúc Lâm.

Theo PGS,TS Chu Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tây Yên Tử gồm các di tích lịch sử, văn hóa, được xây dựng từ thời Lý-Trần, gắn với Phật giáo Trúc  Lâm Yên Tử thuộc địa phận cách huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang. Trải qua thời gian các giá trị văn hóa, Phật giáo vẫn còn nguyên cho đến ngày nay, nhất lầ giá trị về tư  tưởng Phật giáo Trúc Lâm Yến Tử, có gí trị văn hóa tâm linh trong vùng Tây Yên Tử. Trong đó, phải kể đến các ngôi chùa: Chùa Am Vãi; Chùa Vĩnh Nghiêm…

Những hiện vật được khai quật tại Chùa Yên Mã thuộc xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam với quần thể nền móng các công trình kiến trúc đồ sộ: tam bảo, giếng nước cổ, nhà khách, nhà bếp, dấu chân Phật...

Những hiện vật được khai quật tại Chùa Yên Mã thuộc xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam với quần thể nền móng các công trình kiến trúc đồ sộ: tam bảo, giếng nước cổ, nhà khách, nhà bếp, dấu chân Phật...

GS Trần Lâm Biền cho rằng, tỉnh Bắc Giang cho phục dựng 2 ngôi chùa Thượng và Hạ, làm cáp treo lên chùa Đồng. Tôi cho rằng,  đây là một sự bổ sung mở ra một con đường hành hương mới ở phía Tây để Yên Tử trở thành một di tích tâm linh, nghệ thuật và thắng cảnh một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Theo tôi, lễ hội của Tây Yên Tử và Đông  Yên Tử cần đồng nhất với nhau để tạo nên một lễ hội lớn,  thu hút du khách, từ đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước trên tinh thần truyền thống, trong đó có Phật giáo.

Còn, GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viên Việt Nam học và Khoa học Phát triển chia sẻ, nếu Đông Yên Tử (Quảng Ninh) gắn với Lễ hội mùa Xuân, thì lễ hội vùng Tây Yên Tử (Bắc Giang) phát triển theo hướng con đường di sản Phật giáo, nhấn mạnh đến các yếu tố và giá trị Phật giáo như: Kinh Phật, các tự viện lớn, giới thiệu thiên nhiên, cây cảnh…

Ưu tiên phát triển “Du lịch tâm linh - sinh thái

Nhiều năm qua, UBND tỉnh Bắc Giang triển khai việc phục dựng con đường lên non thiêng Yên Tử tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng việc khai quật, phục dựng, bảo tồn hàng loạt các di tích Phật giáo có tuổi đời từ vài trăm đến cả nghìn tuổi dọc tuyến đường Tây Yên Tử .

Theo Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó Dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử thuộc danh mục dự án ưu tiên.

Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang cho biết: Những ngôi chùa bên sườn Tây Yên Tử đều có cảnh quan thiên nhiên đẹp, như chùa Hồ Bấc, Hòn Trứng ở ngọn nguồn Suối Mỡ; chùa Mã Yên, Sơn Tháp ở ngọn nguồn suối Vực Rêu hùng vĩ…

Tuy nhiên, các chùa này đa phần là phế tích, do vậy rất cần được đầu tư phục dựng để kết nối với các điểm du lịch khác trong tuyến du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử.

Nằm trên tuyến đường du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử, với thệ thống các di tích đã và đang được khai quật như các chùa Sơn Tháp, Yên Mã, Hồ Bấc, Đám trì...Đây là các di tích gắn với sự hình thành phát triển của trường phái thiền Trúc Lâm Yên Tử duy nhất có tại Bắc Giang.

Địa điểm chính diễn ra Tuần Văn hóa Du lịch là khu tâm linh Tây Yên Tử nằm ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động.

Với diện tích 13,8 ha, quần thể này được chia làm 4 khu vực gồm: chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng với vốn đầu tư dự kiến hơn 300 tỷ đồng. Cùng các di tích nổi tiếng khác như chùa Vĩnh Nghiêm, thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, chùa Bổ Đà, chùa Am Vãi... tất cả nối với nhau dọc theo đường tỉnh 293 tạo nên tuyến du lịch tâm linh tại Bắc Giang.

Ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang cho biết, Tuần văn hoá du lịch “Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử” sẽ diễn ra từ 14/2 đến 20/2, tức mùng 10 đến 16 tháng Giêng Âm lịch với nhiều hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh Bắc Giang.

“Đây là sự kiện giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hoá nổi bật cũng như tiềm năng du lịch của tỉnh, đặc biệt là không gian văn hoá phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử đến với du khách và các doanh nghiệp lữ hành”, ông Hà nói.

Ông Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tư vấn du khách đến tham dự lễ hội đầu Xuân nên lựa chọn lưu trú tại thành phố Bắc Giang để thuận tiện về cho việc ăn, ở, đi lại tại địa phương. Hiện địa phương đã có tuyến xe bus 07 Bắc Giang - Tây Yên Tử với lộ trình xuất phát từ thành phố Bắc Giang, đi qua một loạt điểm du lịch gồm chùa Vĩnh Nghiêm, suối Mỡ, quần thể chùa Tây Yên Tử. Chiều dài tuyến đường gần 80 km, tần suất 16 chuyến mỗi ngày và có mức giá 50.000 đồng mỗi lượt.

T.Vân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm