Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/02/2019 - 09:57
NSND Quang Thọ, NSND Thái Bảo sẽ thể hiện những tác phẩm nổi tiếng bằng tiếng Triều Tiên trong chương trình nghệ thuật chào đón ông Kim Jong-un.
Các nghệ sỹ Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam luyện tập cho chương trình nghệ thuật chào đón Chủ tịch Kim Jong-un. (Ảnh: Vũ Toàn)
Chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ quốc yến chiêu đãi Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vài ngày tới không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam với những di sản thế giới được UNESCO công nhận mà còn bao gồm những tác phẩm nổi tiếng của Triều Tiên do các nghệ sỹ Việt Nam trình diễn.
Phóng viên VOV.VN đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với Phó Giám đốc Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam Hoàng Xuân Bình về chương trình văn hóa nghệ thuật đặc biệt này.
PV: Thưa ông, xin ông cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến Việt Nam lần này, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam đã được giao nghiệm vụ gì?
NSƯT Hoàng Xuân Bình: Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam vốn là đơn vị nghệ thuật được giao nhiệm vụ xây dựng các chương trình nghệ thuật mang tính xã hội phục vụ công chúng, phục vụ đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác đối nội, đối ngoại.
Trong 68 năm qua, các nghệ sỹ của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam luôn gắn bó và đồng hành với các sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước, tham gia vào các sự kiện tiếp đón các nhà lãnh đạo, nguyên thủ các nước tới thăm Việt Nam cũng như tháp tùng các đoàn lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đi thăm nước ngoài.
Chuyến thăm của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến Việt Nam và Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội lần này cũng vậy. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã xác định đây là sự kiện đối ngoại cực kỳ quan trọng của Việt Nam trong năm nay. Nó không chỉ có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với thế giới mà còn là một dịp để Việt Nam quảng bá hình ảnh tốt đẹp đất nước, con người của chúng ta với bạn bè thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam xây dựng một chương trình đặc biệt, đậm đà bản sắc Việt Nam, nói lên được tình hữu nghị giữa 2 dân tộc Triều Tiên và Việt Nam trải qua những năm tháng gắn bó bên nhau từ năm 1950, đặc biệt là sau chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Triều Tiên tháng 7/1957 đến nay.
Đây sẽ là một chương trình nghệ thuật đặc sắc phục vụ cho quốc yến mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chiêu đãi nhà lãnh đạo Kim Jong-un và đoàn đại biểu Triều Tiên thăm Việt Nam.
PV: Dàn dựng một chương trình nghệ thuật chào mừng lãnh đạo nước ngoài sang thăm Việt Nam có gì đặc biệt?
NSƯT Hoàng Xuân Bình: Với mỗi chương trình biểu diễn cho mỗi quốc gia, tiếp đón các nhà lãnh đạo khác nhau, chúng tôi phải nghiên cứu bản sắc văn hóa của từng nước, từng dân tộc, phải sưu tầm các tác phẩm tiêu biểu của các quốc gia đó để đưa vào chương trình nghệ thuật với tỷ lệ không quá 1/3 chương trình.
Đó là những bài hát, điệu múa, dân ca của các nước được chuyển soạn cho ca sỹ Việt Nam hát bằng ngôn ngữ các nước đó. Điều đó thể hiện được sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam với các nước.
PV: Điều đó chắc hẳn đòi hỏi các nghệ sỹ mất rất nhiều thời gian tập luyện?
NSƯT Hoàng Xuân Bình: Khi bắt tay vào thực hiện 1 chương trình, các nghệ sỹ phải lên kế hoạch tập luyện, phối khí, hòa âm, dàn dựng. Riêng các ca sỹ phải đến các đại sứ quán liên hệ với các tham tán văn hóa để họ giúp đỡ họ phát âm chuẩn lời ca khúc hay dân ca nước ngoài.
Bởi vậy nên mỗi một chương trình, các nghệ sỹ phải thu xếp thời gian thật hợp lý. Với những nước có nhiều chương trình giao lưu trao đổi với Việt Nam như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thời gian lên chương trình và tập có thể khá nhanh bởi các nghệ sỹ đã có sẵn nhiều tiết mục. Nhưng với những nước chưa có nhiều chương trình giao lưu văn hóa thì chúng tôi mất nhiều thời gian chuẩn bị hơn, có thể là vài tuần.
Chúng tôi đặt ra yêu cầu cho chính bản thân mình là làm sao khi biểu diễn phải toát lên được tinh thần, bản sắc tâm hồn của tác phẩm đó, của đất nước, con người, của nền văn hóa đó.
PV: Đối với nhiều người, nhiều quốc gia trên thế giới, Triều Tiên là một đất nước khép kín, ít giao lưu với bên ngoài. Vậy đối với các nghệ sỹ của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam thì sao?
PV: Như vậy là nhiều nghệ sỹ của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam đã có sự hiểu biết và giao lưu văn hóa nghệ thuật với Triều Tiên. Trong chương trình chào đón Chủ tịch Kim Jong-un lần này, nhà hát sẽ mang đến những tiết mục đặc sắc nào?
NSƯT Hoàng Xuân Bình: Một phần quan trọng của chương trình này là phải thể hiện được bản sắc văn hóa các vùng miền của Việt Nam. Chúng tôi đã quyết định chọn 1 tiết mục hát quan họ - di sản thế giới được UNESCO công nhận, 1 tiết mục múa “Hồn sen Việt” của Nam Bộ và 1 tiết mục múa cung đình Huế “Hoa Đăng, cũng thuộc di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Trong chương trình nghệ thuật lần này, lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật Biểu diễn yêu cầu kịch bản chương trình còn phải thể hiện được tình cảm của nhân dân mỗi nước đối với lãnh tụ của mình.
Vì vậy chúng tôi đang lên chương trình với những tiết mục ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh và những bài hát tiếng Triều Tiên ca ngợi Chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), các nhà lãnh đạo Kim Jong-il và Kim Jong-un cũng như ca ngợi thủ đô Bình Nhưỡng.
Chương trình sẽ có sự góp mặt của các nghệ sỹ từng đoạt giải thưởng tại Liên hoan nghệ thuật hữu nghị Mùa Xuân tháng Tư Bình Nhưỡng.
NSND Quang Thọ sẽ thể hiện tác phẩm nổi tiếng của Triều Tiên mang tên “Lời trung thành” với nội dung ca ngợi Chủ tịch Kim Nhật Thành, từng giúp anh đoạt cúp vàng. NSND Thái Bảo thể hiện ca khúc từng mang về cúp bạc của cuộc thi, tác phẩm “Đam mê” với nội dung ca ngợi nhà lãnh đạo Kim Jong-il.
Đặc biệt sẽ có tiết mục múa Triều Tiên “Anh chàng cắt cỏ và cô gái hái hoa rừng” từng giành cúp bạc và song tấu nhị - sáo “Ngư phủ thủy triều khúc” của nhạc sỹ Quang Vinh cũng được cúp bạc.
Tôi sẽ biểu diễn 1 tác phẩm cùng NSƯT Trường Giang. Đó là tác phẩm đàn bầu “Vì miền Nam”, một tác phẩm nói lên tinh thần hiệu triệu tất cả trái tim của người dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc. Tôi cũng sẽ biểu diễn một tác phẩm nữa là “Đêm Bình Nhưỡng” ca ngợi sự hiền hòa ở thủ đô của Triều Tiên.
Chúng tôi đưa ra chủ đề của chương trình nghệ thuật này là “Ánh dương mùa xuân”. Mùa xuân là mùa của hòa bình, của sự đơm hoa, kết trái, của những gì tốt đẹp nhất. Còn Ánh dương là biểu tượng của hy vọng. “Ánh dương mùa xuân” nói lên rằng cả 2 dân tộc Việt Nam và Triều Tiên đều hướng tới mục đích chung là tình hữu nghị, hòa bình và phát triển.
Vì thế có thể nói đây sẽ là 1 chương trình đặc sắc, hội tụ văn hóa của Việt Nam và Triều Tiên với thông điệp hòa bình, hữu nghị và gắn bó.
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn này./.
Sao Chi/VOV.VN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà