Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người dân TP Cần Thơ được hướng dẫn chế tác gốm Bàu Trúc

Khoa Lê

Thứ bảy, 04/11/2023 - 16:03

(Thanh tra) - Từ ngày 3 - 5/11, Ninh Thuận tổ chức "Ngày Văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Cần Thơ năm 2023". Người dân TP Cần Thơ và khách du lịch có dịp được hòa mình vào nghề làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc Ninh Thuận và nghề dệt thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp...

Nghề làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc Ninh Thuận có nét độc đáo là “làm bằng tay, xoay bằng mông”. Ảnh: Khoa Lê

Theo ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, trong khuôn khổ "Ngày Văn hoá, du lịch Ninh Thuận tại Cần Thơ năm 2023" có nhiều hoạt động đặc sắc như: Biểu diễn nghệ thuật hát, múa, giới thiệu nhạc cụ, hướng dẫn nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp...

Bên cạnh đó, Ninh Thuận còn trưng bày 24 gian hàng giới thiệu về sản phẩn OCOP, sản phẩm đặc thù, sản phẩm du lịch và ẩm thực của tỉnh Ninh Thuận.

Ông Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc Hợp tác xã Gốm Chăm Bàu Trúc, cho hay: Làng gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm là một làng nghề truyền thống lâu đời, được xem là cổ nhất Đông Nam Á. Khác với nhiều nghề làm gốm nổi tiếng khác như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Thanh Hà (Quảng Nam), Minh Long (Bình Dương)… Nghề làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc Ninh Thuận có nét độc đáo hơn là "làm bằng tay, xoay bằng mông".

Cũng theo ông Thuần, sự kiện sẽ là cơ hội để hình ảnh gốm của người Chăm làng Bàu Trúc lan tỏa đến với người dân TP Cần Thơ nói riêng và khách du lịch trong nước và quốc tế nói chung. Tại mỗi gian hàng sẽ có 2 đến 3 nghệ nhân trực tiếp hướng dẫn người dân và khách du lịch chế tác ra những sản phẩm gốm độc đáo.

Ngày Văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Cần Thơ năm 2023, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân làm gốm, dệt thổ cẩm trình diễn chế tác sản phẩm truyền thống.

Sự kiện nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa các dân tộc, sản phẩm du lịch, sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận đến với người dân, du khách trong nước và quốc tế tại TP Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Với khí hậu nắng ấm quanh năm là một lợi thế tự nhiên giúp Ninh Thuận phát triển những loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và trở thành đặc sản của địa phương như măng tây xanh, táo, tỏi, dê, cừu...

Đặc biệt cây nho và các sản phẩm từ nho đang dần đưa Ninh Thuận trở thành “thủ phủ” của cây nho cả nước.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận trao đổi: Ninh Thuận hiện nay có 239 di sản được đưa vào danh mục kiểm kê, trong đó có 64 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp.

Có hai di tích quốc gia đặc biệt là tháp Po Klong Garai và tháp Hòa Lai; 13 di tích cấp quốc gia gồm hệ thống đình, miếu, di tích lịch sử cách mạng cùng di tích thuộc loại hình danh lam thắng cảnh.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận có 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Lễ hội Katê, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc, cụm lễ hội đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa, lễ bỏ mả của người Raglai và lễ cầu ngư của cư dân vùng ven biển; 44 di sản văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh.

Trong đó, nghệ thuật làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, được UNESCO ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp năm 2022.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự khai mạc Lễ hội Hoa Ban 2025

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự khai mạc Lễ hội Hoa Ban 2025

(Thanh tra) - Tối 14/3, tỉnh Điện Biên đã tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự, phát biểu chỉ đạo và chung vui cùng Nhân dân.

Trần Kiên

22:24 14/03/2025

Tin mới nhất

Xem thêm