Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người anh hùng của xứ biển Bạc Liêu

Thứ sáu, 14/06/2013 - 18:39

(Thanh tra) - Tấm gương hy sinh anh dũng của đồng chí Nguyễn Chánh Tâm (Chín Hồng) đã làm bọn Mỹ Diệm khiếp sợ. Đồng chí đã hy sinh trong tư thế của một người chiến sĩ kiên trung chiến đấu và chiến thắng, xứng đáng với quê hương Bạc Liêu anh hùng.

Gia đình đồng chí Nguyễn Chánh Tâm đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tại Lễ Kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013)

Đồng chí Nguyễn Chánh Tâm sinh năm 1918 tại Rạch Rắn, Long Điền, Giá Rai, Bạc Liêu. Là người thanh niên giàu lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, sớm giác ngộ cách mạng, nghe theo tiếng gọi của Đảng, đồng chí đã tham gia cách mạng từ những năm 1938, khi tròn đôi mươi tuổi. Trong quá trình công tác, đồng chí luôn gương mẫu chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, gan dạ, mưu trí, dũng cảm và luôn tìm tòi, học hỏi. Đồng chí xung phong nhận về mình những phần công việc vất vả, nguy hiểm và lúc nào cũng xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ.

Tháng 10/1952, khi giữ chức Trưởng Ban Chính trị, Bảo vệ Ty Công an Bạc Liêu, đồng chí đã làm tốt công tác tham mưu, thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân, thực hiện hai nhiệm vụ chính là cảnh giác, chống hoạt động do thám của địch và bảo vệ trị an hành chính của Phân liên khu. Tháng 12/1952, đồng chí được vinh dự là 1 trong 10 đồng chí phụ trách các ban, ngành chiến lược của Bạc Liêu về dự lớp chỉnh huấn của Trung ương Cục. Trên cương vị là Bí thư Đảng uỷ Ty Công an Bạc Liêu, đồng chí luôn quan tâm cải tiến lề lối làm việc, xoá bỏ tệ hành chính quan liêu giấy tờ, là người đề xướng thực hiện giản chính bộ máy tổ chức, bỏ bớt những khâu, những người, những việc không cần thiết. Lúc chưa giản chính, số nhân viên của Ty là 373 người, sau đó còn 267 người, bộ máy tổ chức trở nên gọn nhẹ, lề lối công việc được cải tiến và công tác cũng có chất lượng hơn. Đồng chí cũng luôn thể hiện được phẩm chất cách mạng, năng lực công tác được đồng đội hết sức nể phục. Qua công tác nắm bắt, đấu tranh đồng chí đã có công lớn trong việc theo dõi và bắt giữ tên Phạm Thanh Hùng là người của Phòng nhì Pháp. Đây là một trong những chiến công vang dội của ngành Công an Bạc Liêu (giai đoạn 1950 - 1954) vì qua khai thác tên gián điệp này đã khai ra 18 tên chỉ điểm khác đang hoạt động, trong đó nhiều tên rất nguy hiểm để lực lượng ta kịp thời đối phó, ngăn chặn.

Cuối năm 1954, theo sự phân công của cách mạng, đồng chí Chín Hồng về phụ trách thị xã Cà Mau. Năm 1956 là Tỉnh ủy viên, được phân công phụ trách địa bàn xã Thạnh Phú. Đồng chí tiếp tục nêu cao khí phách của người chiến sĩ cộng sản gan dạ, mưu trí và là nỗi khiếp đảm của bọn Mỹ - Diệm.

Tôi không bao giờ phản Đảng, phản dân

Cuối năm 1958, trên đường ra thị xã Cà Mau để móc nối và xây dựng lại cơ sở, đồng chí rơi vào tay giặc. Giặc tra tấn dã man, đồng chí bị đóng đinh vào 10 đầu ngón tay, bị nhiễm trùng, mưng mủ nhưng không khai báo bất cứ điều gì. Trong cuốn “Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến” tập 2 của  Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã nêu rõ: Ông Chín Hồng (Chín Tâm), Tỉnh ủy viên phụ trách thị xã Cà Mau bị địch bắt tra tấn dã man, vẫn không chịu khuất phục. Chúng bày trò tổ chức mít-tinh tại Đình Tân Hưng, buộc ông “Tố cáo cộng sản chia đôi đất nước”. Trước đông đảo đồng bào, trước bọn cầm quyền đầu sỏ, bằng lời lẽ xúc động, ông cảm ơn nhân dân đã nuôi dưỡng, ông vạch trần tội ác nhơ bẩn của Mỹ - Diệm, đề cao chánh nghĩa cách mạng. Trong giờ phút đối diện với cái chết, những lời của đồng chí sử sách còn ghi lại: “Tôi là cán bộ kháng chiến cũ đã được Đảng dạy dỗ, nhân dân đùm bọc che chở, tôi không bao giờ phản Đảng, phản dân”, và đồng chí hét to: “Mỹ - Diệm là kẻ phá hoại hoà bình”. Đồng chí Nguyễn Chánh Tâm đã nêu cao khí tiết người cộng sản, hy sinh anh dũng trước sự kính phục của nhân dân”.

Tấm gương huy sinh anh dũng của đồng chí Nguyễn Chánh Tâm đã góp phần cho quân và dân Cà Mau vững niềm tin và quyết tâm chiến đấu, đưa phong trào cách mạng địa phương vượt qua khó khăn cho đến ngày toàn thắng. Với những cống hiến đã đạt được, đồng chí Nguyễn Chánh Tâm đã được vinh dự nhận bằng khen của Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ năm 1954. Được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng II năm 2001. Ngày 25/4/2013, đồng chí được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Lộc Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm