Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Nghệ sĩ rất nhục khi Hãng phim truyện VN thành nhà hàng ăn uống"

Thứ ba, 19/09/2017 - 08:45

NSND Minh Châu bức xúc khi Hãng phim truyện Việt Nam - địa chỉ vàng của điện ảnh cách mạng nước nhà - đã trở thành nơi cho thuê mặt bằng và nhà hàng ăn uống.

NSND Minh Châu hiện là chi hội trưởng chi hội Hãng phim truyện Việt Nam.

Sáng 18/9, NSND Thanh Vân cho biết các nghệ sĩ của Hãng phim truyện Việt Nam tiếp tục có cuộc họp với Hội Điện ảnh để tìm cách cứu Hãng phim truyện Việt Nam trước tình trạng chậm lương, trả lương thấp và việc đơn vị mua lại hãng không có định hướng làm phim.

Trước đó, hôm 16/6, các nghệ sĩ như NSND Minh Châu, NSND Thanh Vân, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, diễn viên Quốc Tuấn,... cũng đã có buổi gặp gỡ báo chí.  Các nghệ sĩ cho biết họ không chống chủ trương cổ phần hóa, thậm chí hết sức ủng hộ vì đó là xu thế chung.

Nhưng quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam khiến các nghệ sĩ bất bình. Họ chọn cách im lặng một thời gian để nghe ngóng tình hình, quan sát quá trình cổ phần hóa.

Nhưng sau 2 tháng cổ phần hóa, các nghệ sĩ khẳng định cổ đông chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy Vivaso không hề có ý định làm điện ảnh, mà chỉ quan tâm tới giá trị đất đai của hãng.

Trao đổi với Zing.vn vào chiều 18/9, NSND Minh Châu - chi hội trưởng chi hội Hãng phim truyện Việt Nam - cho biết nếu báo chí và các nghệ sĩ không nhảy vào cuộc thì Hãng phim truyện Việt Nam - địa chỉ vàng điện ảnh cách mạng nước nhà - sẽ trở thành "nỗi nhục".

"Hãng phim truyện Việt Nam không thể trở thành nơi cho thuê, nhà hàng ăn uống, khách sạn được. Các nghệ sĩ thực sự rất nhục. Đó là địa chỉ văn hóa, là nơi các nghệ sĩ tự hào. Người ta có thể nhảy vào những chỗ khác để kinh doanh, nhưng nơi ấy thì chúng tôi không thể chấp nhận", NSND Minh Châu nhấn mạnh.

NSND Minh Châu nhắc lại việc trước đây, các nghệ sĩ chưa hiểu thực hư việc cổ phần hóa như nào nên không lên tiếng mạnh mẽ. Đến khi hãng bị bán dễ dãi và có đơn vị nghiễm nhiên sở hữu tài sản của hãng, các nghệ sĩ mới ngỡ ngàng.

"Họ nói điện ảnh giờ không còn giá trị với khán giả là không đúng. Bọn tôi quá hiểu sự thực vấn đề ấy. Nghệ sĩ chúng tôi sẽ cùng góp tiếng nói và không để cho họ phá Hãng phim truyện Việt Nam một cách dễ dàng như vậy".

Cơ sở vật chất tồi tàn và cuộc sống thiếu thốn đã tồn tại nhiều năm nay ở hãng phim truyện VN . Ảnh:Hoàng Hiệp.

Trong cuộc trao đổi với phóng viên, NSND Minh Châu cũng cho biết bà và nhiều nghệ sĩ khác như nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, NSND Thanh Vân, diễn viên Quốc Tuấn... đấu tranh không phải cho quyền lợi của bản thân mà cho một địa chỉ điện ảnh đã đi vào lịch sử.

"Tôi không biết là lá đơn kêu cứu cùng những cuộc họp có khả quan hay không. Nhưng chúng tôi không thể ngồi im được, tôi hy vọng cơ quan có trách nhiệm sẽ vào cuộc để giải quyết những vấn đề ở Hãng phim truyện Việt Nam hiện nay", NSND cho hay.

Trước đó, chi hội Hãng phim truyện Việt Nam đã có đơn kêu cứu gửi đến Hội Điện ảnh Việt Nam. Lá đơn chỉ ra những vấn đề bất cập trong quá trình cổ phần hóa như:

"Sau hai tháng cổ phần, Vivaso đã không giữ đúng cam kết về trả lương cho cán bộ công nhân viên. Mức lương không theo một căn cứ nào, gây bất bình cho cán bộ, công nhân viên.

Cơ sở vật chất bị xáo trộn: Sáp nhập 4 phòng vào một phòng để lấy đất kinh doanh chứ không để làm phim.

Công ty cổ phần yêu cầu cán bộ, công nhân viên tự đi kiếm việc, tự trả lương. Nếu muốn được nhận lương từ công ty cổ phần thì phải đi làm đủ 8h như đi làm hành chính. Điều đó thể hiện sự thiếu hiểu biết của lãnh đạo công ty cổ phần về đặc thù công việc của hãng".

Lãnh đạo Hội Điện ảnh cho biết đã tiếp nhận đơn và sẽ có động thái bảo vệ hội viên ở Chi hội Hãng phim truyện Việt Nam.

Hãng phim truyện Việt Nam là hãng phim đầu tiên sản xuất phim ở Việt Nam. Hãng thành lập năm 1953. Năm 1959, bộ phimChung một dòng sôngra đời đánh dấu viên gạch đầu tiên của dòng phim cách mạng kinh điển.

Sau hơn 50 năm tồn tại, hãng đã sản xuất hơn 300 bộ phim trong đó nhiều bộ phim được ví là niềm tự hào của điện ảnh Việt như:Con chim Vành Khuyên, Vĩ tuyến 17 ngày

Ngày 29 tháng 6 năm 2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định số 2238/QĐ-BVHTTDL phê duyệt phương án chuyển đổi Hãng phim Truyện Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phim Truyện Việt Nam.

Hiện tại, Hãng có tên là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam.

Theo Dương Cầm (Tri Thức Trực Tuyến)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm