Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 22/05/2013 - 09:50
(Thanh tra) - Xung quanh vướng mắc về cơ chế trong việc giải quyết giữa bảo tồn và phát triển Di tích cấp Quốc gia đặc biệt này, ngày 21/5, tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội đã diễn ra hội nghị về công tác bảo tồn và quản lý Di sản Văn hóa Làng cổ Đường Lâm.
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Việt Trinh
Hiện nay, Làng cổ Đường Lâm có 1.500 hộ với hơn 6.000 nhân khẩu đang sinh sống tại khu vực di tích làng cổ, với một quần thể di tích dày đặc, việc bảo tồn những di tích quan trọng đồng thời bảo đảm được đời sống cho bà con nhân dân là bài toán không dễ giải.
Theo Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Đặng Vũ Nhật Thăng, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Làng cổ ở Đường Lâm còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Trong đó, tiến độ lập quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị làng cổ và quy hoạch xây dựng khu giãn dân còn chậm. Trong 8 năm qua, chưa thực hiện giãn các hộ dân trong khu vực di tích làng cổ. (Hiện nay có khoảng 320 hộ cần phải giãn dân; dự kiến đến năm 2020 có khoảng 300 hộ nữa cần giãn dân). Đây là vấn đề lớn, cần phải có vốn và chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cơ chế, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ việc tổ chức giãn dân, sửa chữa nhà ở, thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ; chưa xây dựng được phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ, du lịch…
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, các nhà quản lý, lãnh đạo các bộ, ngành địa phương, các nhà khoa học và đại diện người dân Làng cổ Đường Lâm, tập trung tìm giải pháp giải quyết các mâu thuẫn diễn ra trong quá trình bảo tồn và phát triển Di tích Làng cổ Đường Lâm và đặc biệt câu chuyện liên quan đến quyền lợi và đời sống của người dân trong làng.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị ghi nhận những cố gắng của các cấp chính quyền, các ngành chức năng và nhân dân địa phương trong việc giữ gìn, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di tích Làng cổ Đường Lâm. Đồng thời, chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc mà nhân dân địa phương đã gặp phải trong thời gian qua.
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay tại Làng cổ Đường Lâm. Trước tiên, cần khẩn trương hoàn thành Quy hoạch Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Làng cổ Đường Lâm. Đồng thời, hoàn thành dự án quy hoạch xây dựng khu tái định cư để tổ chức giãn các hộ dân trong khu vực di tích làng cổ; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí trong việc giao đất giãn dân, tu sửa nhà ở, hỗ trợ vốn phát triển kinh tế hộ gia đình trong khu vực làng cổ.
Ông cho rằng, việc phấn đấu để được công nhận xếp hạng Di tích Đặc biệt cấp Quốc gia trước hết cần phải tập trung vào tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; mặt khác cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để có được sự đồng thuận của nhân dân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình