Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hàng chục nghìn Phật tử hành hương về Yên Tử trong Lễ khai hội Xuân 2024

Trà Vân

Thứ hai, 19/02/2024 - 22:13

(Thanh tra)- Lễ khai hội Xuân Yên Tử được tổ chức vào ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại Quảng trường Minh Tâm - Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử (Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh). Tuy trời mưa, đường trơn trượt nhưng không cản được dòng người hành hương về đất Phật Yên Tử.

Lễ khai hội diễn ra với quy mô khoảng 20.000 đại biểu và du khách thập phương. Ảnh: TV

Lễ khai hội diễn ra với quy mô khoảng 20.000 đại biểu và du khách thập phương. Năm nay, lễ  Khai hội Xuân Yên Tử được tổ chức trang trọng, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, mang đậm bản sắc của dân tộc.

Buổi lễ có sự tham gia của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng các đại biểu, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương, Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, GHPG Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.

Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự GHPG tỉnh Quảng Ninh thỉnh chuông khai hội. Ảnh: TV

Danh sơn Yên Tử gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của nhà chính trị lỗi lạc, nhà văn hóa lớn Trần Nhân Tông. Ảnh: TV

Lễ khai hội bao gồm các hoạt động rước kiệu, dâng lễ, với nghi lễ tâm linh như gióng trống, thỉnh chuông, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử.

Xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội sẽ có các hoạt động văn hóa đặc sắc như các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ truyền thống tại khu vực Làng Nương Yên Tử, trưng bày, triển lãm tranh, ảnh tuyên truyền, quảng bá về các giá trị và vẻ đẹp hùng vĩ, linh thiêng của Yên Tử.

Danh sơn Yên Tử gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của nhà chính trị lỗi lạc, nhà văn hóa lớn Trần Nhân Tông - vị vua đã lãnh đạo quân và dân Đại Việt hai lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông xâm lược.

Sáng khai hội, Yên Tử có mưa, du khách phải mặc áo mưa di chuyển từ chân Yên Tử lên cáp treo và từ điểm kết thúc cáp treo lên chùa Đồng

Trong ngày khai hội, có hàng chục nghìn người về đây thưởng ngoạn cảnh đẹp và lễ Phật, cầu may, mong cho năm mới thuận hòa, ấm no. Trời mưa nên muốn lên được chùa Đồng, du khách phải dìu nhau vì đường trơn trượt.  Ảnh: Đức Mạnh

Khi đất nước thanh bình, vua Trần Nhân Tông đã rời bỏ ngai vàng, nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật.

Đến năm 1299, vua Trần Nhân Tông chính thức lên núi Yên Tử đi tu, lấy Phật danh là Điều Ngự Giác Hoàng, trở thành đệ nhất Tổ - Thiền phái Trúc Lâm.

Yên Tử luôn được xem là kinh đô của Phật Giáo Việt Nam, là “đất Phật”, là “cõi thiêng ngàn năm”, chốn hành hương, hội tụ của hàng triệu du khách, nhân dân và Phật tử mỗi năm về chiêm bái, lễ Phật. Sáng khai hội, Yên Tử có mưa, du khách phải mặc áo mưa di chuyển từ chân Yên Tử lên cáp treo và từ điểm kết thúc cáp treo lên chùa Đồng. Tuy trời mưa, đường trơn trượt nhưng không cản được dòng người hành hương về đất Phật.

Theo ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, lễ khai hội diễn ra với quy mô khoảng 20.000 đại biểu và du khách thập phương. Đây là hoạt động văn hóa thường niên nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân, góp phần bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị, quảng bá hình ảnh của khu Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử tới đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm