Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đã tìm được ngựa đua đoạt giải nhất

Nam Dũng

Chủ nhật, 12/06/2022 - 17:46

(Thanh tra) - Ngày 12/6, tại sân vận động huyện Bắc Hà đã diễn ra vòng đua chung kết với sự tham gia của 32 nài ngựa đến từ các xã của các huyện Bắc Hà, Bát Xát và Si Ma Cai. Với sự xuất sắc của mình, nài ngựa Lâm Văn Thàng (xã Tà Chải, Bắc Hà) đã giành ngôi vô địch của giải đua năm nay.

Các nài ngựa đã nỗ lực thi đấu quyết liệt ngay từ vòng loại. Ảnh: ND

Festival “Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa hè năm 2022” đã có nhiều nội dung, sự kiện được tổ chức với quy mô lớn, trang trọng, bài bản, công phu, để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách…

Đua ngựa là một trong những hoạt động chính của Festival.

Từ tháng 5 tới hết tháng 6 sẽ có các hoạt động giao lưu văn nghệ với các địa phương lân cận, trình diễn trang phục dân tộc, lễ hội mận tam hoa và hội trợ nông sản đặc trưng của huyện Bắc Hà.

Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà lần thứ 15 năm 2022 có 65 nài ngựa và ngựa đua tham gia tranh tài. Sau vòng đấu loại với 13 lượt đua diễn ra sôi động, hấp dẫn, ban tổ chức đã chọn 30 nài ngựa có thành tích tốt nhất để tranh tài tại vòng bán kết và chung kết.

Khác biệt lớn nhất của giải đua ngựa năm nay là huyện Bắc Hà quyết định tổ chức 2 vòng đua riêng biệt, diễn ra trong thời gian 2 tuần liên tiếp. Với sự thay đổi này, huyện Bắc Hà mong muốn những khách du lịch lỡ xem đua ngựa ở vòng loại, sẽ có dịp đến xem vòng đua bán kết, chung kết.

Sân vận động trung tâm huyện Bắc Hà nơi tổ chức giải đua ngựa tại Festival

Theo ông Bùi Văn Vinh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà cho biết: Việc tổ chức đua ngựa diễn ra trong 2 tuần liên tiếp như vậy còn là dịp để du khách được thưởng thức, trải nghiệm mùa mận Tam hoa chín rộ; được tự tay hái và thưởng thức những trái mận thơm ngon, chín đỏ trên cành và mua về làm quà. Đây cũng là cơ hội để việc tiêu thụ nông sản bản địa, trong đó có trái mận tam hoa đặc sản của người dân trong huyện. Khi đã có những ấn tượng tốt đẹp, những khách du lịch sẽ là tuyên truyền viên tích cực đến gia đình, người thân, bạn bè về đất và người vùng cao Bắc Hà.

Từ năm 2021, lễ hội đua ngựa Bắc Hà được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là năm đầu tiên huyện tổ chức lễ hội đua ngựa theo nghi thức của hồ sơ di sản, cũng là thời điểm bình thường mới sau Covid-19, do vậy có rất nhiều thuận lợi và điểm mới đáng chú ý.

Đặc biệt nhất, sau vòng đấu loại được tổ chức, có rất đông nài ngựa mạnh đến từ tỉnh Sơn La và huyện bạn Si Ma Cai lọt vào vòng bán kết, chung kết. Do vậy cùng với các nài ngựa ở Bắc Hà hứa hẹn cuộc đua tranh rất kịch tính, quyết liệt của các kị mã.

Sáng ngày 12/6, đã diễn ra vòng đua chung kết với sự tham gia của 32 nài ngựa đến từ các xã của các huyện Bắc Hà, Bát Xát và Si Ma Cai.

Trải qua 8 lượt đua, 16 nài ngựa có thành tích xuất sắc nhất được lựa chọn thi đấu bán kết.

Sau 4 lượt thi đấu hấp dẫn, kịch tính của các nài ngựa, 4 nài ngựa: Giàng Seo Vư (xã Thải Giàng Phố, Bắc Hà), Tráng A Dờ (Bát Xát), Lâm Văn Thàng (xã Tà Chải, Bắc Hà), Nông Văn Nghinh (Si Ma Cai) đã xuất sắc bước vào thi đấu chung kết

Với sự xuất sắc của mình, nài ngựa Lâm Văn Thàng (xã Tà Chải, Bắc Hà) đã giành ngôi vô địch của giải đua năm nay, giải Nhì thuộc về nài ngựa Tráng A Dờ (Bát Xát), giải Ba thuộc về Giàng Seo Vư (xã Thải Giàng Phố, Bắc Hà), giải Tư thuộc về nài ngựa Nông Văn Nghinh (Si Ma Cai).

Ban tổ chức cũng trao giải đồng đội cho các đội: Giải Nhất xã Na Hối, giải Nhì huyện Si Ma Cai và giải Ba xã Bản Phố.

Lãnh đạo huyện Bắc Hà trao giải cho các nài ngựa đạt giải

Đây là năm thứ 15 giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa, thể thao đặc sắc của đồng bào các dân tộc; tạo ra sản phẩm văn hoá du lịch đặc trưng, giới thiệu tới nhân dân và du khách phong cảnh, nét đẹp, bản sắc văn hoá của cao nguyên trắng Bắc Hà.

Ngoài ra, chương trình còn diễn ra đến hết ngày 12/6 với nhiều sự kiện khác như: Trải nghiệm hái mận Tam Hoa, khám phá khu di tích lịch sử Đền Bắc Hà, Đồn Bắc Hà, tham quan vườn chè cổ thụ Hoàng Thu Phố, cây nghiến di sản nghìn năm tuổi tại Cốc Ly, trải nghiệm cắm trại, cưỡi ngựa đua, ngắm hoàng hôn, đón bình minh trên đỉnh núi Na Hối thơ mộng nhất huyện Bắc Hà...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm