Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 11/05/2019 - 18:22
(Thanh tra)- Chiều 11/5, ngày 7/4 (Âm lịch), Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Nam tổ chức lễ rước hơn 400 xe hoa và tắm Phật theo nghi thức Phật giáo truyền thống. Đây là những hoạt động lớn chào mừng đại lễ Vesak 2019 lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Hà Nam.
Nghi thức tắm Phật
Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Uỷ viên Hội đồng Trung ương Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cho biết, Phật đản là ngày kỷ niệm Phật Sĩ Đạt Đa sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch hàng năm.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca.
Tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn).
Ngày Phật đản hay lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia. Từ năm 1999, lễ Phật đản được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Ngoài ra, lễ Phật đản còn là một trong ba lễ cấu thành lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak.
Tỉnh Hà Nam trang hoàng chào đón Đại lễ Vesak
Dịp này, các ngôi chùa trong tỉnh Hà Nam đã tổ chức lễ tắm Phật truyền thống. Lý giải nghi thức tắm Phật, Thượng toạ Thích Đạo Hiển cho biết, có 3 ý nghĩa, thứ nhất, theo kinh điển ghi lại, khi Thái tử Sĩ Đạt Đa sau này tu hành thành Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh có 9 rồng phun nước tắm cho Ngài hoan hỉ đón mừng sự đản sinh của Ngài. Bây giờ Phật tử tắm Phật để diễn tả sự hoan hỉ chào mừng Đức Phật đản sinh. Ý nghĩa thứ hai, việc dùng nước tắm Phật để gột rửa thân tâm của chính mình cho được thanh tịnh, người tu Phật khi thực hiện việc tắm Phật muốn mong cho tất cả chúng sinh từ bỏ tham sân si ố uế của tâm hồn, mong tâm được thanh tịnh trong sạch. Ý nghĩa thứ ba với văn hóa truyền thống Việt Nam, khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam gắn bó hài hòa với tín ngưỡng của người Việt Nam, cho nên ngày Phật đản trước đây của người Việt Nam tổ chức vào ngày 8/4 đi liền với ước nguyện cầu mưa của văn hóa nông nghiệp Việt Nam.
Ban Trị sự Phật giáo Hà Nam tổ chức hơn 400 xe hoa rước tượng Phật, diễu hành từ chùa Bầu đến chùa Tam Chúc qua các tuyến phố chính và các ngôi chùa trong tỉnh. Các xe hoa được kết bằng hàng vạn bông hoa tươi hoa lụa đẹp mắt do các đạo tràng của các chùa thực hiện: Đạo tràng chùa Bầu, chùa Hoa Lại, chùa Phú Viên chùa Châu Xá, chùa Bầu Bảo Lộc…
“Nghi thức diễu hành xe hoa trong Đại lễ Phật Đản Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền đến Đông phương. Ngày xưa nghi thức này được gọi là “Hành Tượng” có nghĩa là dùng xe được trang sức bằng châu báu, chở tượng Phật đi nhiễu khắp phố phường nhân lễ Phật Đản.
Trong sách Đại Tống Tăng Sử Lược chép: “Hành Tượng là do từ khi Phật nhập Niết Bàn, nhiều vị Vua cũng như đại thần, buồn vì mình không đủ duyên để được thấy Phật, cho nên tạo tượng Phật Đản Sanh, hoặc là tượng Thái Tử, để lên xe đưa đi tuần du khắp thành để chiêm ngưỡng”. Đây là khởi nguyên của nghi thức hành tượng trong Phật Giáo”, Thượng toạ Thích Đạo Hiển nói.
Chùa Bầu - điểm khởi hành của hơn 400 xe hoa rước tượng Phật, diễu hành có tên chữ là Thiên Bảo Tự, toạ lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Theo tài liệu cũ, chùa Bầu đã có trên 1.000 năm tuổi nằm trong quần thể làng Bầu, vực Bầu và chợ Bầu ngày nay. Đây là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhiều thế hệ, của phật tử xã Châu Cầu (xưa) và TPPhủ Lý, Hà Nam (ngày nay).
Chùa Bầu vẫn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6 (1663) với 28 đạo sắc phong về Đức Pháp Vân Phật và đạo sắc phong cuối cùng vào năm thứ 9 vua Khải Định và là nơi lưu giữ một quả chuông với kích thước 0,95m, đường kính 0,57m được đúc vào mùa xuân năm thứ 3 Hoàng triều Minh Mệnh ( 1822) và một tấm bia đá xanh cao 1,25, rộng 0,8m. Với diện tích 4000 m2, khung cảnh thiên nhiên hài hoà trước mặt chùa là một hồ nước sâu và rộng, hồ thông với sông Đáy tạo nên mĩ quan đẹp và tô điểm thêm vẻ tĩnh lặng cho chùa Bầu.
Bài, ảnh: Trà Vân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà