Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chớ để ca trù bị… thất truyền

Thứ bảy, 12/04/2014 - 08:08

(Thanh tra)- Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc vừa ra đi lặng lẽ ở tuổi 85 trong vòng tay con cháu tại quê nhà. Có một điều may mắn, trong khi nhiều nghệ nhân trút hơi thở cuối trong sự đau đáu với nỗi lo thất truyền thì nghệ nhân Chúc “nhẹ gánh” hơn khi đã tương đối hoàn tất việc truyền nghề cho cháu và các chắt. Được gặp cụ cách đây 1 năm, ký ức về cụ lại ùa về.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc. Ảnh: Trà Vân

Đó là một buổi chiều cuối Xuân tại Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, khi cụ đang nhiệt huyết “truyền lửa” cho các Câu lạc bộ ca trù từng lời ca, nhịp phách. Ánh mắt cụ đầy tự hào khi nhắc tới cô chắt ngoại – ca nương nhí Nguyễn Thị Nhung. Cụ luôn kỳ vọng “lửa” ca trù trong gia đình còn mãi…

“Truyền thống ca trù ở tôi bắt nguồn từ một người bác vốn là một ca nương của triều đình nhà Nguyễn. Lúc còn trẻ tôi vừa hát hay lại vừa xinh đẹp nên càng được biết tiếng. Năm lên 9 tuổi, tôi đã được bố mẹ dạy cho học hát. Năm 12 tuổi được bố mẹ cho đi hát các đám ở cửa đình, lễ hội”, cụ nhớ lại. 

Nhiều bậc tao nhân, mặc khách, quan viên say mê giọng hát của cụ.  Bởi cụ có cách ém hơi, đổ hột rất độc đáo, đặc biệt là cách ngâm, khó ai sánh được. 

Sống ở Hà Nội một thời gian, nghề hát ca trù tạm lùi vào quá khứ, lúc bấy giờ cụ quyết định trở lại quê Ngãi Cầu (Hoài Đức, Hà Nội). Tuy mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau, nhưng cụ vẫn tiếp tục say mê với ca trù. Những thăng trầm thời cuộc khiến nghệ nhân không còn được ca hát thường xuyên trong nhiều thập kỷ, truyền thống ca trù của gia đình nhiều lúc tưởng chừng không còn người nối tiếp… Ca nương Nguyễn Thị Nhung (ngoài cùng bên trái). Ảnh: Trà Vân

Năm 2005, cụ được phong nghệ nhân dân gian. Và khi ca trù được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (năm 2009), thì loại hình nghệ thuật này lại có cơ hội hồi sinh. Tuy vậy, đời sống của cụ cũng chẳng vì thế mà được cải thiện. Dù trong thâm tâm cụ luôn quan niệm, đưa ca trù trở lại với đời sống là khao khát của ca nương, kép đàn và việc duy trì diễn xướng không ngoài mong muốn người Việt cũng như người ngoại quốc có cơ hội tiếp cận với tinh hoa cổ nhạc của Việt Nam đã được cả thế giới ghi nhận. 

Đặc biệt, ca nương nhí Nguyễn Thị Nhung, chắt ngoại của cụ Nguyễn Thị Chúc năm nay 17 tuổi, cô bé tựa hình ảnh của cụ xưa kia. Hiện, Nhung đang theo học tại Khoa Nhạc cụ dân tộc, Học viện Âm nhạc Quốc gia. Cô vẫn tham gia biểu diễn ca trù tại địa chỉ 87 Mã Mây, Hà Nội. “Khách nước ngoài rất chú ý tới những người trẻ biểu diễn và họ thường đặt những câu hỏi về cách người Việt bảo tồn và gìn giữ ca trù như thế nào khi trở thành Di sản phi vật thể của thế giới?”, Nhung chia sẻ. 

Đến nay, tay phách của Nhung đã bắt đầu điêu luyện, nhưng giọng ca cần phải có thời gian để đủ độ chín. Tuy vậy, những gì mà ca nương 17 tuổi này làm được khiến người nghe không khỏi bất ngờ. Trong Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2009, lúc đó mới 13 tuổi Nhung đã đoạt giải Huy chương Bạc trống chầu và bằng khen của Viện Âm nhạc Việt Nam với những đóng góp gìn giữ nghệ thuật ca trù. Nhung là đời thứ 5 trong gia đình theo nghề ca trù. 

“Nhưng muốn hay, muốn nhuyễn và đặc biệt là muốn biến tấu phải thật giỏi cơ bản thì mới có thể "phiêu” và đưa ca trù lên đỉnh cao được. Với cháu Nhung, giờ chỉ luyện tập và theo thời gian, cháu sẽ "già” giọng, lúc đó mới đạt được độ hay, độ đẹp. Vì ca trù người học càng nhiều tuổi hát càng hay. Lúc đó ca nương mới đủ kinh nghiệm, dạn dày…”, cụ Chúc nói.

Cả một đời theo nghiệp ca trù, cụ là nghệ nhân hiếm hoi truyền dạy vốn nghệ thuật dân tộc này tới nhiều học trò nhất. Ngoài các ca nương, đào đàn trẻ của Giáo phường Ca trù Thăng Long, hầu hết các ca nương nổi bật của Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Hà Tây đều do cụ truyền dạy. Cụ từng chia sẻ, nếu để nét văn hóa đặc sắc này mai một theo thời gian mà không phổ biến rộng ra thì sẽ là có tội lớn với tiền nhân. Ẩn sâu trong những câu hát đó còn là hồn của dân tộc, chớ để ca trù bị thất truyền… 

Có lẽ, chính bởi tài năng và cái tâm trong sáng của mình, dù nay đã ra đi nhưng cụ hoàn toàn xứng đáng được mọi người tôn vinh là một trong số các cây đại thụ của nền ca trù đất Bắc.

Trước mắt chỉ cần chế độ bảo hiểm y tế cho các nghệ nhân nhưng điều đó cũng đã khó thực thiện. Câu hỏi về một chế độ ưu đãi thiết thực vẫn còn nhiều bàn cãi chưa có hồi kết của những người có trách nhiệm. Trong khi đó, ngay trong báo cáo đánh giá tác động xã hội của Dự thảo Nghị định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng cho thấy, nghệ nhân có vị trí quan trọng hàng đầu, họ là người được kế thừa, có nhiệm vụ gìn giữ, thực hành và trao truyền di sản cho thế hệ mai sau. 

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh

Trà Vân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm