Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xét xử bị can Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm

Thư Kỳ

Thứ ba, 05/03/2024 - 22:09

(Thanh tra)- Từ ngày 5/3 tới 29/4, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan ra xét xử.

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa. Ảnh: CAND

Sáng 5/3, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm chính thức khai mạc. Chủ tọa Phạm Lương Toản đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Theo đó, bị cáo Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản,” “đưa hối lộ” và "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

85 bị cáo còn lại bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”, “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Trong đó, đáng chú ý có Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát Ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước bị truy tố về hành vi nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn lên đến 5,2 triệu USD.

10 kiểm sát viên tham gia phiên tòa theo sự phân công của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Bị cáo Trương Mỹ Lan có 5 luật sư bào chữa. Ngân hàng SCB ra tòa với tư cách là bị hại trong vụ án.

Ngoài tư cách bị cáo, Trương Mỹ Lan còn hầu tòa với tư cách bị hại đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch Tập đoàn Cappella).

Theo cáo trạng vụ án, quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã xây dựng “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát” với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước.

Trong đó, SCB được sử dụng như một công cụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong hệ sinh thái này. Tại SCB, bà Lan sở hữu tới 91,5% cổ phần.

Để lấy tiền từ SCB, bà Lan và đồng phạm thực hiện việc tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín vào các vị trí chủ chốt tại SCB để thực hiện các hành vi tội phạm.

Từ năm 2012 đến 2022, bà Lan cùng đồng phạm đã được SCB giải ngân hàng nghìn khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng. Tính đến tháng 10/2022, tổng dư nợ không có khả năng thu hồi là hơn 677.000 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, bà Lan đã chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 129.000 tỷ đồng ở hành vi tham ô tài sản, gây thiệt hơn 64.000 tỷ đồng ở hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm