Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 04/10/2018 - 09:27
Hôm qua (3/10) TAND TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ mua bán “logo xe vua”. Bản án tuyên xử phạt tù 10 bị cáo có hành vi đưa và môi giới hối lộ, nhưng cho rằng không đủ cơ sở xử lý hình sự người nhận tiền.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án. Ảnh: Tân Châu
Không rõ đưa tiền tỷ cho ai
Theo bản án, từ tháng 1/2014-8/2015, các bị cáo cùng ngụ tại TPHCM là Nguyễn Văn Thới, Lê Thị Cẩm Vân và các đồng phạm đã cấu kết với một số tài xế, chủ xe tải thường lưu thông trên các tuyến đường thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM góp tiền đưa hối lộ cho Thanh tra giao thông (TTGT), Cảnh sát giao thông (CSGT) để không bị xử phạt.
Các bị cáo Thới, Trần Quốc Thái tổ chức in logo có số “68” và chữ “Garage Thành Đô”; Vân in logo chữ “xe chở hàng” bán cho chủ xe, tài xế giá từ 2,5-3 triệu đồng/logo dán làm mật hiệu nhận biết khi bị TTGT, CSGT kiểm tra.
Mỗi tháng, Thới lập danh sách các xe mua logo bằng cách ghi biển số các xe vào giấy để theo dõi. Bị cáo Thới và Thái đã bán được khoảng 15 ngàn lượt logo, thu lời bất chính gần 23 tỷ đồng và một phần số tiền này được dùng để đưa hối lộ. Thới đưa hối lộ 79 lần với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng, lần đưa nhiều nhất là 150 triệu đồng.
Ngoài ra, Thới còn nhờ một người em họ 12 lần chuyển cho cán bộ thuộc Đội 1, Phòng CSGT - Công an tỉnh Đồng Nai tổng số tiền 1,2 tỷ đồng để đưa cho một số cán bộ CSGT khác. Thới và Thái đưa cho các đội, trạm 1,3 tỷ đồng. Thái có 39 lần đưa hối lộ với tổng số tiền 2,2 tỷ đồng và hưởng lợi 360 triệu đồng. Số tiền còn lại hơn 17,8 tỷ đồng Thới đã sử dụng nộp phạt cho các xe đã mua logo nhưng vẫn bị lập biên bản, trả tiền thuê xe ôm báo tin và bản thân hưởng lợi 1,3 tỷ đồng…
Về sai phạm của cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân (nguyên cán bộ Đội 1, Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai), cáo trạng cũng xác định, khoảng tháng 6/2014, Thới nhờ Nguyễn Cảnh Chân giúp để các đội của phòng CSGT CA tỉnh Đồng Nai không xử phạt lỗi chở hàng quá tải đối với các xe gắn logo do Thới bán. Chân nói cho ông Võ Thanh Sơn (đội trưởng Đội 1, Phòng CSGT CA tỉnh Đồng Nai) và được ông Sơn đồng ý.
Ông Nguyễn Cảnh Chân thông báo với Thới, nếu xe nào bị kiểm tra, cứ nói xe của anh Sơn và gọi điện thoại cho Chân biết địa điểm, biển số xe bị kiểm tra để Chân gọi cho ông Sơn giải quyết. Sau đó, Thới nhờ vợ chuyển vào tài khoản của vợ ông Chân 7 lần, với tổng số tiền gần 600 triệu đồng. Tổng cộng ông Chân đã trung gian môi giới cho Thới đưa hối lộ 12 lần, lần ít nhất 60 triệu đồng, lần nhiều nhất 120 triệu đồng. Ông Thới chuyển cho Chân gần 1,3 tỷ đồng, Chân chuyển giúp Thới gần 1 tỷ còn 300 triệu đồng Chân sử dụng cá nhân. Thới cũng khai đã đưa hối lộ 79 lần với số tiền gần 5 tỷ đồng cho nhiều cán bộ TTGT, CSGT Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, lần đưa ít nhất 9 triệu đồng, nhiều nhất 105 triệu đồng. Vân khai có 16 lần đưa hối lộ, mỗi lần đưa ít nhất 3 triệu, nhiều nhất 150 triệu.
Bản án tuyên phạt ông Nguyễn Cảnh Chân 8 năm tù về tội “Môi giới hối lộ”. Các bị cáo còn lại cùng ngụ TPHCM, cùng phạm tội “Đưa hối lộ” bị tuyên phạt: Nguyễn Văn Thới 14 năm tù, Trần Quốc Thái 10 năm tù, Huỳnh Tấn Thắng 4 năm tù, Nguyễn Văn Phúc 3 năm tù, Nguyễn Mai Hữu Nhân 1 năm 6 tháng 23 ngày tù, Trần Trọng Nhân 3 năm 6 tháng tù, Mai Văn Thái Em 3 năm tù, Nguyễn Minh Thiên 3 năm tù và Lê Thị Cẩm Vân 9 năm tù.
Điều dư luận quan tâm là các bị cáo đưa hối lộ cho ai. Về nội dung này, theo bản án, qua hồ sơ, chứng cứ vụ án, Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận thấy trong vụ án có việc đưa hối lộ, qua lời khai của các bị cáo. Tuy nhiên, HĐXX xét thấy quá trình điều tra, những CSGT, TTGT bị “tố” nhận tiền để làm ngơ cho các xe tải có dán “logo xe vua” khi có vi phạm không có ai thừa nhận nhận tiền. Ngoài lời khai thì không có thêm chứng cứ gì. Khuôn khổ phiên tòa, HĐXX chỉ xét xử hồ sơ, chứng cứ có trong vụ án, vì vậy tòa không xem xét hành vi các TTGT, CSGT bị “tố” nhận tiền này.
Ngoài ra bản án cũng nêu rằng, qua điều tra gần 1.800 chủ xe tải, lái xe, có trên 500 trường hợp thừa nhận có mua “logo xe vua”, nhưng tất cả không biết các bị cáo sử dụng tiền để hối lộ, vì vậy những người mua logo này cũng không bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm. Quá trình điều tra cho đến ngày mở tòa, không ai khiếu nại, tố cáo gì về chuyện mua logo nên tại phiên tòa không xem xét, giải quyết.
Tòa - viện vênh nhau về khung hình phạt
Tại phiên tòa, trong phần đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử, chủ tọa đã thay mặt HĐXX quyết định thay đổi khung hình phạt một số bị cáo theo hướng tăng nặng. Cụ thể, tòa chuyển khung hình phạt để xét xử bị cáo Nguyễn Văn Thới, Trần Quốc Thái từ điểm đ, e khoản 2 Điều 364 Bộ luật hình sự, tội danh “Đưa hối lộ” theo VKS sang khoản 4 Điều 364; Bị cáo Lê Thị Cẩm Vân từ VKS quy buộc điểm đ, e khoản 2 Điều 364 Bộ luật hình sự, tội danh “Đưa hối lộ” sang khoản 3 Điều 364. Các bị cáo Huỳnh Tấn Thắng, Nguyễn Văn Phúc, Trần Trọng Nhân, Mai Văn Thái Em, Nguyễn Minh Thiên (cùng ngụ TPHCM), tòa quyết định giữ nguyên quy buộc của VKS là xét xử các bị cáo này tội danh “Đưa hối lộ” theo điểm đ, e khoản 2 Điều 364. Cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân theo cáo trạng bị truy cứu khoản 2 Điều 364 tội “Môi giới hối lộ” có khung hình phạt 2-7 năm tù, nay Tòa chuyển sang khoản 4 Điều 365 với khung hình phạt 8-15 năm tù. Tuy nhiên, cuối cùng Tòa tuyên án theo quyết định của mình.
Về diễn biến này, luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích: Theo Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Trong trường hợp này, Tòa án đã ra quyết định trả hồ sơ lại cho VKS để yêu cầu truy tố lại theo hướng tăng nặng tội danh và đồng thời thông báo rõ lý do cho bị cáo, người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết. VKS cho rằng tội danh mà VKS đã truy tố là đúng người, đúng tội rồi và vẫn giữ nguyên tội danh đã truy tố nên Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó. “Như vậy, theo qui định của pháp luật Tố tụng hình sự thì Tòa án khi đưa vụ án ra xét xử theo cáo trạng của VKS sẽ vẫn có quyền thay đổi khung hình phạt theo hướng tăng nặng so với cáo trạng” - luật sư Nguyễn Văn Quynh nói.
Xe ô tô của bị cáo đâu?
Tại phiên tòa, sau khi công tố đọc xong cáo trạng, bị cáo Nguyễn Văn Thới hỏi vì sao quá trình điều tra có thu giữ của bị cáo 1 ô tô mà cáo trạng không nêu. Công tố thừa nhận… thiếu sót, cuối cùng bản án tuyên trả lại chiếc xe này cho bị cáo.
Tòa… quên tuyên mức án
Một tình tiết khá hy hữu khi chủ tọa Huỳnh Văn Trực tuyên bố kết thúc phần tuyên án thì mới nhận ra. Thẩm phán đã quên tuyên mức án của 10 bị cáo. Ngay sau đó chủ tọa giải thích là do bản án dài nên sót trang tuyên mức án và chủ tọa đọc bổ sung mức án các bị cáo.
Theo Tân Châu/TPO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công ty Cổ phần Công nghệ Hải Nam Tech bị cấm thầu 3 năm tại thành phố Hải Phòng do có hành vi gian lận khi kê khai nhân sự trong hồ sơ mời thầu.
Đông Hà
19:52 15/12/2024(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.
Đông Hà + Thanh Hoa
07:30 15/12/2024Đông Hà
20:01 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân