Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số trung tâm đăng kiểm có "tổ chức, quy mô lớn"

Hương Giang

Thứ năm, 12/01/2023 - 17:50

(Thanh tra) - Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho hay, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số trung tâm đăng kiểm không phải là tham nhũng “vặt” mà "có hệ thống, có tổ chức, có quy mô lớn”.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học. Ảnh: Đ.X

Ngày 12/1, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo Trung ương) đã họp phiên thứ 23 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Tại phiên họp này, Ban Chỉ đạo Trung ương đã thống nhất bổ sung vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số trung tâm Đăng kiểm vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Trả lời báo chí tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp chiều cùng ngày, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho hay, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số trung tâm đăng kiểm "không phải là tham nhũng “vặt” mà có hệ thống, có tổ chức, có quy mô lớn lắm”.

“Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công an nói, tính chất nghiêm trọng của vấn đề là có tổ chức, phân công, phối hợp chặt chẽ. Chính vì thế, Ban Chỉ đạo Trung ương mới quyết định đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo vụ này”, ông Học nói.

Ông Học cũng nhấn mạnh, tất cả các hành vi tham nhũng, tiêu cực xảy ra ở địa bàn nào, địa phương nào thì trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương đó phải lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý.

“Ở đâu có hành vi tham nhũng, tiêu cực mà ở đó không phát hiện, không xử lý thì cấp ủy, tổ chức Đảng, mà trước hết là Trưởng Ban Chỉ đạo phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân”, ông Học nêu.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết thêm, sáng nay tại phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các đồng chí tham gia vào Ban Chỉ đạo phải lựa chọn những người thực sự tiêu biểu, thực sự gương mẫu để đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, như thế sẽ tạo ra chuyển biến rất tốt từ Trung ương đến địa phương.

Liên quan vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, hôm qua (11/1), Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Đặng Việt Hà, Cục trưởng.

Tính đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã tiến hành khám xét đối với 13 trung tâm đăng kiểm bảo gồm: 5 trung tâm đăng kiểm tại các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng; 8 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP HCM.

Tổng cộng 84 bị can đã bị bắt tạm giam về các tội nhận hối lộ, môi giới hối lộ và giả mạo trong công tác.

Trong đó, có 80 bị can là giám đốc, phó giám đốc, nhân viên các trung tâm đăng kiểm và các đối tượng môi giới; 3 bị can là cán bộ thuộc Phòng Kiểm định xe cơ giới thuộc Cục Đăng Kiểm bị khởi tố về tội “nhận hối lộ” là: Trần Anh Quân, quyền Trưởng Phòng kiểm định xe cơ giới; Đặng Trần Khanh, Phó Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới; Phạm Đức Ngọc, chuyên viên Phòng Kiểm định xe cơ giới.

Trước đó, chiều tối ngày 3/1, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an thông tin về thủ đoạn trong đăng kiểm.

Theo ông Tô Ân Xô, thủ đoạn mà các trung tâm đã sử dụng là bỏ qua lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công hoặc cho thuê phụ tùng không đảm bảo kỹ thuật. Đơn cử xe mòn lốp thì nộp tiền thay lốp, thay thành thùng, thay một số bộ phận để đảm bảo tiêu chuẩn; sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải...

“Sơ bộ có hơn 70.000 phương tiện cơ giới được kiểm định theo dạng làm luật. Các trung tâm đăng kiểm đã cấp 52.300 giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Số tiền các đối tượng thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng”, ông Xô cho biết.

Ngoài ra, một số trung tâm đăng kiểm không đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn được thành lập, lập danh sách kiểm định viên giả để hợp thức hóa một số quy định của Chính phủ về dịch vụ kiểm định xe cơ giới…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm