Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trông người lại ngẫm đến ta

Thứ ba, 15/10/2013 - 11:37

(Thanh tra)- Hiện nay, trên thế giới, tham nhũng tại nhiều nước phát sinh như một đại dịch. Có những nước, bộ máy chống tham nhũng rất có hiệu quả, được nhiều nước nhờ tư vấn. Tuy nhiên, tham nhũng như một loài bạch tuộc vạn năng, chặn bắt rất khó, phòng trừ rồi vẫn sinh ra…

Tại Hàn Quốc, một quốc gia phòng, chống tham nhũng có kinh nghiệm, người ta đã để mắt nhiều đến doanh nghiệp. Người ta rà soát, thống kê được nhiều tập đoàn lớn có hệ thống lãnh đạo tổ chức biển thủ và trốn thuế. Cơ quan điều tra đã lập tức bắt giữ, có ông chủ tịch tập đoàn biển thủ khoảng 100 tỷ won và trốn thuế khoảng 70 tỷ won. Một số ông chủ các tập đoàn khác cũng đã bị bắt giữ với lượng tiền tham nhũng khổng lồ. Người ta cũng khẳng định rất nhiều vụ án tham nhũng phát hiện nhanh nhờ đơn thư tố cáo. Người tố cáo ngoài việc được tuyên dương, được bảo vệ, còn được hưởng chế độ khen thưởng đặc biệt, vinh danh vì cộng đồng, vì đất nước…

Ở Việt Nam, lâu nay, vẫn coi việc chống tham nhũng là nghĩa vụ, là rất đáng khen, là thiết thực yêu nước… Việc phát hiện thường đơn lẻ, chủ yếu nhờ đơn thư tố cáo và dư luận báo chí. Vậy, chống tham nhũng là chống giặc “trong cơ quan, đơn vị”, chủ yếu là chống lại thủ trưởng “tay hòm chìa khóa” và loại “chữ ký ra tiền, ra tài sản riêng”. Việc này rất hệ trọng vì có hai loại hình chính: Tố cáo sự thật tham nhũng vì cơ quan, đơn vị, vì lợi ích chung; tố cáo dưới hình thức bôi nhọ lãnh đạo, gây rối, vu khống là chính. 

Sự thật, tại nhiều nơi, người tố cáo chính danh đang phải đội lốt “nặc danh”, không ký tên vì sợ bị trù úm, bêu rếu, mất việc, mất các danh hiệu, tiền thưởng, mất lương. “Người yêu nước vốn chịu nhiều thua thiệt” (thơ Trần Vũ Mai). Có thương binh, cựu chiến binh vì tố cáo lãnh đạo mà bị hành hạ, cắt hết chế độ, chính sách… 

Bao nhiêu cơ quan Nhà nước cấp cao đến tận Trung ương can thiệp, yêu cầu giải quyết trả lại, bồi hoàn, nhưng… vô hiệu. 

Năm 2006, Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh, hay tin, động lòng thương, viết thư cho lãnh đạo cao nhất với những lời tâm huyết: “Như thế làm gì tham nhũng chẳng hoành hành, chẳng tác oai, tác quái”. Đến nỗi có người phải kêu lên: Người trung thực ở đâu?

Họ có ở khắp nơi trong mỗi cơ quan, đơn vị, làng thôn. Họ là người, khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phát động diệt trừ tiêu cực, vạch mặt bọn cường hào mới, đề ra “những việc cần làm ngay” lập tức có mặt. Họ là những người yêu nước, bảo vệ chế độ thực thụ. Họ có trong cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tập đoàn… Họ đã tạo nên khung trời đổi mới, đưa lại những giá trị đích thực, nhân văn… Những người đó đang được phát huy nhân rộng. 

Nhìn toàn cục, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có những đánh giá chính xác: “Dù thắng lợi của đường lối đổi mới to lớn như thế, chúng ta cũng dũng cảm nhìn vào sự thật”. Sự thật đó cho đến nay đã và đang diễn ra: “Với người nông dân đất đai là tài sản duy nhất, cuộc sống của họ đời này sang đời khác, bám vào mảnh vườn, thước ruộng. Lấy đi đất đai thì phải tìm ra cách giải quyết ổn thỏa, lâu bền cho người nông dân, không được để họ thiệt thòi”. (Tổng Hành dinh mùa Xuân toàn thắng).

Điều cơ bản là: Gần 30 năm sau, những điều Đại tướng nói vẫn đúng, vẫn tồn tại và chưa yên được lòng người! Nhiều nơi người dân bị thu hồi đất, thu hồi ruộng cày không biết dựa vào đâu mà sống. Những nơi tái định cư có khi cả trăm năm sau vẫn không thể bằng được nơi ở cũ: Có mái rạ “hồng thêm sắc ngói” và hạnh phúc trong mỗi cuộc đời thường… Những người nông dân đó nếu cứ “đội đơn” không chừng bị xã huyện khép tội “gây rối”, bất trị… 

Việc “giải quyết ổn thỏa lâu bền cho người nông dân không được để họ thiệt thòi” như lời Đại tướng nhắc, là việc rất lớn, không chỉ là trách nhiệm của ngành Thanh tra trong việc kiểm tra, kiến nghị thực hiện mà còn phải là nghiêm trị những kẻ tham nhũng lợi dụng chức quyền thu hồi, chia chác lợi nhuận trên từng mảnh đất thấm mồ hôi, máu thịt của cha ông người nông dân. Còn tại các doanh nghiệp, tập đoàn, tham nhũng ăn theo lợi ích nhóm, dự án, theo chính sách, cơ chế vẫn rất nghiêm trọng.

Giá như có ai đó thống kê, phân tích rạch ròi từng vụ việc điển hình về người tố cáo chống tham nhũng bị trù dập, đày đọa được ngành chức năng làm rõ, vinh danh và nghiêm trị kẻ tham nhũng để làm bài học trong công cuộc chống tham nhũng cam go này thì tốt biết bao!

 Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm