Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/11/2013 - 08:46
(Thanh tra)- Ngày 25/11, tại Hòa Bình, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh đã chủ trì Hội nghị Triển khai Kế hoạch 2100/KH-TTCP về việc tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo (KN, TC) phức tạp, tồn đọng và việc phối hợp công tác giữa Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước với các tỉnh, TP khu vực phía Bắc.
Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Hoàng Long
Giảm số người nhưng tăng đoàn đông người
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư cho biết, 10 tháng của năm, Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã tiếp 19.176 lượt người với 4.994 vụ việc KN, TC, kiến nghị, phản ánh, trong đó có 588 lượt đoàn đông người. Qua xem xét hồ sơ, 1.651 vụ việc chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nhìn chung, tình hình KN, TC của công dân tại Trụ sở giảm về số lượng người nhưng số đoàn đông và số vụ việc tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong tháng 10 (thời điểm diễn ra kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII) tình hình KN, TC có sự gia tăng đột biến.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành Kế hoạch số 934 về phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ các kỳ họp của Trung ương và Quốc hội, triển khai tới các bộ, ngành, địa phương. Trụ sở cũng đã xây dựng Kế hoạch số 39 phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở trong thời kỳ diễn ra kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIII. Các bộ, ngành, địa phương cũng sớm xây dựng kế hoạch thành lập tổ công tác để phối hợp với Trụ sở trong việc tiếp công dân phục vụ kỳ họp Quốc hội.
Ông Điệp kiến nghị TTCP tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiếp dân, xử lý đơn thư, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc giải quyết KN, TC tại Trụ sở và các vụ việc đã có ý kiến của các cơ quan Trung ương. Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai Kế hoạch 934, Văn bản số 1382, Văn bản số 2079 của TTCP.
Tăng cường thanh tra công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC
Về triển khai Kế hoạch 2100, Cục trưởng Cục I Nguyễn Kim Châu cho biết, Cục đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện tại các tỉnh, TP khu vực phía Bắc.
Đối với các vụ việc đã được rà soát theo Kế hoạch 1130, tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện phương án thống nhất giữa TTCP và UBND tỉnh, TP. Những vụ việc địa phương đã giải quyết nhưng có vướng mắc về áp dụng cơ chế, chính sách đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo giải quyết thì Chủ tịch UBND tỉnh, TP chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương tổ chức thực hiện.
Vụ việc qua rà soát đã thống nhất địa phương có văn bản báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương nhanh chóng có văn bản báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để sớm tổ chức, giải quyết dứt điểm.
Những vụ việc đã được UBND tỉnh, TP thống nhất với lãnh đạo TTCP nhưng tổ chức thực hiện còn chậm thì căn cứ các quy định của pháp luật có liên quan thực hiện các trình tự, thủ tục hành chính cần thiết, đôn đốc thực hiện các cam kết để việc giải quyết đạt kết quả.
Đối với các vụ việc đã được rà soát theo Kế hoạch 1130 nhưng công dân vẫn tiếp tục KN đến các cơ quan Trung ương thì đề nghị các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục kết hợp với vận dụng các chính sách xã hội giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống, chấm dứt KN.
Những vụ việc KN, TC phức tạp, tồn đọng chưa được rà soát theo Kế hoạch 1130, Chánh Thanh tra các tỉnh, TP cần chủ động tham mưu cho UBND cung cấp rà soát, phân loại và xây dựng kế hoạch, có phương án giải quyết dứt điểm.
Cục I sẽ cử cán bộ phối hợp với địa phương khu vực phía Bắc kiểm tra, xem xét, kết luận và đề xuất biện pháp giải quyết những vụ việc liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc rất phức tạp khi địa phương có đề nghị bằng văn bản.
Ông Châu đề nghị Chánh Thanh tra các tỉnh, TP khu vực phía Bắc tham mưu giúp UBND các cấp xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp trên địa bàn; Tổ chức quán triệt đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan nghiêm túc thực hiện. Hàng quý, có báo cáo tiến độ thực hiện lên TTCP.
Kết luận tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh khẳng định TTCP và các địa phương đã phối hợp xử lý khá hiệu quả các vụ việc tồn đọng, kéo dài. Hầu hết các địa phương đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong giải quyết các vụ việc. Việc triển khai Kế hoạch 2100 ở một số địa phương đã được thực hiện sớm. Tuy nhiên, việc thực hiện Kế hoạch 2100 chưa được quyết liệt và thiếu cụ thể. Nhiều tỉnh, TP vẫn chưa thống kê hết số vụ việc tồn đọng, kéo dài. Việc thực hiện Kế hoạch 1130 nhiều thời điểm còn chững lại. Bên cạnh đó, hiệu lực, hiệu quả của quyết định giải quyết còn thấp. Trong khi đó, công tác thanh, kiểm tra trách nhiệm giải quyết KN, TC còn chưa được thường xuyên.
Phó Tổng Thanh tra đề nghị các đại biểu sớm tham mưu, đề xuất với lãnh đạo địa phương tiến hành sơ kết Thông báo 130 của Bộ Chính trị, lưu ý đánh giá việc thực hiện 9 giải pháp. Các địa phương cần xem công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC là nhiệm vụ trọng tậm, chú trọng đến việc đối thoại với công dân trong quá trình giải quyết; tăng cường việc thanh tra, kiểm tra công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC; đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật. Quá trình triển khai Kế hoạch 2100 phải xác định rõ số vụ việc tồn đọng, kéo dài trên địa bàn để tham mưu, xây dựng kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục thực hiện Kế hoạch 934 của TTCP về phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ các kỳ họp của Trung ương và Quốc hội. Đồng thời, Cục phụ trách địa bàn phải thường xuyên phối hợp, nắm tình hình, giúp địa phương tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết KN, TC của công dân.
Hoàng Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình