Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 06/09/2012 - 21:16
(Thanh tra)- “Cộng đồng chung tay giám sát và bảo vệ không gian cộng đồng” là 1 trong 34 Đề án sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam 2011, sau 1 năm thực hiện đã giúp cư dân phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội nâng cao chức năng giám sát và bảo vệ không gian cộng đồng.
Làm sạch lòng hồ Hạ Đình, giải tỏa vi phạm là cách người dân giám sát cộng đồng
Dân được học cách: Biết, bàn, làm và kiểm tra
Phấn khởi trở về sau khóa tập huấn quy định pháp luật cơ bản về không gian cộng đồng, ông Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sống xanh - cư dân tổ 14, phường Hạ Đình chia sẻ: “Chúng tôi được trao đổi những khái niệm về không gian cộng đồng và quyền lợi của cư dân trong việc được hưởng thụ, giám sát và bảo vệ như thế nào. Cụ thể, sau khi được tập huấn về, chúng tôi đã họp tổ dân phố và quyết định cải tạo không gian cộng đồng Khu di tích danh nhân Đặng Trần Côn như: Làm sạch môi trường xung quanh, lát lại gạch, vận động hộ dân quanh di tích tháo bỏ những phần lấn chiếm sang không gian chung…”.
Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị (trực thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức thực hiện Đề án) cho biết, sau một năm triển khai, Đề án đã tổ chức 8 khóa tập huấn thành công cho 8 cụm dân cư. Thông qua hoạt động này, người dân được trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản về không gian cộng đồng, ban thanh tra giám sát cộng đồng cần làm gì và quyền lợi của nhân dân đến đâu… Từ đó, dân biết những nội dung cần công khai trên địa bàn; dân bàn, đóng góp ý kiến về các vấn đề quy hoạch không gian cộng đồng; dân làm - tham gia xây dựng và quản lý; và dân kiểm tra, giám sát. Mỗi đối tượng được lựa chọn tham gia tập huấn sẽ là một tuyên truyền viên nòng cốt tỏa khắp các tổ dân phố, cụm dân cư cùng với các tờ rơi, sổ tay hướng dẫn chi tiết.
Theo chị Huệ Phương, cán bộ quản lý chung của Đề án, với cách làm theo hướng mở, cán bộ của Đề án cùng các cán bộ chuyên môn khác, sinh viên tình nguyện… đã giúp đỡ từng cụm dân cư ở Hạ Đình tìm đối tượng không gian cộng đồng ở địa phương để cải tạo, khai thác, bảo vệ. Theo đó, cụm 1, 2 xây, sửa lại nhà văn hóa; cụm 3A chỉnh trang lại Khu di tích danh nhân Đặng Trần Côn; cụm 3B, 4 rào lại hồ Hạ Đình cho an toàn, tạo sân chơi nhỏ ven hồ; cụm 5A, 5B, 6 đang lựa chọn 1 số phương án khác như xây dựng nhà văn hóa, dẹp bỏ hàng quán vỉa hè đang lấn chiếm không gian chung để cải tạo thành sân chơi thể thao, nạo vét ống cống ở đường Nguyễn Xiển… Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị cùng các cán bộ chuyên môn, lãnh đạo UBND phường sẽ đóng vai trò ban giám khảo quyết định trao giải cho từng tiểu đề án nhỏ của từng cụm dân cư có phương án khả thi nhất để cùng đầu tư thực hiện.
Vì lợi ích cộng đồng
Thực tế, những hoạt động của Đề án đã và đang phát huy hiệu quả và tính khả thi khi nhận được đại đa số sự đồng thuận của người dân. “Nhiều năm liền chúng tôi sinh sống ở khu vực hồ Hạ Đình với không gian chung của mặt hồ bị vi phạm, lấn chiếm thành nơi sinh hoạt riêng, mất an toàn, rác thải xả xuống lòng hồ... Khi triển khai Đề án đã giúp chúng tôi làm sạch lòng hồ, giải tỏa những vi phạm, kè lại lối đi nhỏ để tạo ra khoảng sân chơi và dựng hàng rào xung quanh hồ bảo đảm an toàn cho con trẻ. Vì vậy, đông đảo người dân chúng tôi đồng thuận cao”, bà Trần Thúy Liên, Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Tổ 15, cụm 4 phấn khởi.
Nhận thấy lợi ích và quyền giám sát của mình được nâng cao, hàng nghìn ngày công tự nguyện của dân cư phường Hạ Đình đã cải tạo môi trường, không gian cộng đồng thêm xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt là phương án cải tạo hồ Hạ Đình, Tổ 15 sẽ cùng Nhà nước, Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị góp sức để làm xanh, sạch, thông thoáng “lá phổi xanh” của quận Thanh Xuân…
Theo Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, cán bộ trực tiếp phụ trách Đề án, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và bộ máy tổ chức chính quyền của chúng ta đã rất đầy đủ để xây dựng một xã hội minh bạch. Vấn đề là cách thức triển khai thế nào để dân hiểu và thực hiện quyền hạn giám sát cộng đồng. Mặt được là Đề án xác định, lựa chọn những nhà chuyên môn (giảng viên, sinh viên) đến từ các trường đại học là những đối tượng nhiệt huyết và có tri thức giúp triển khai dự án. Cùng với đó, thuyết phục được chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể, đông đảo dân cư đồng thuận thực hiện.
“Từ việc Nhà máy nước Hạ Đình bỏ không được cải tạo thành sân chơi trả lại cho cộng đồng; hay loại bỏ một phần diện tích mặt nước chung có nguy cơ bị mua đi bán lại biến thành của riêng; hoặc hành vi cơi nới lấn chiếm, trổ cửa sổ sang không gian đền thờ danh nhân Đặng Trần Côn... đều có thể coi là những hành vi tham nhũng mà chúng tôi đang trồng cây xanh che khuất đi và vận động tháo dỡ vi phạm để loại bỏ. Thêm vào đó, những sinh viên từ các trường đại học tham gia vào công tác quy hoạch, tư vấn, xây dựng những công trình cộng đồng là môi trường rèn luyện phẩm chất, kiêu hãnh nghề nghiệp, lâu dài giúp hình thành môi trường loại bỏ tiêu cực tham nhũng trong tương lai. Nghĩa là, chúng tôi muốn tạo nên môi trường để loại bỏ những “mồi ngon” tham nhũng dù chỉ nhỏ nhất”, Kiến trúc sư Ánh khẳng định.
Bài và ảnh: Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công ty TNHH Hóa dược phẩm Phương Phúc bị phạt tổng cộng 125 triệu đồng và đình chỉ hoạt động cơ sở vi phạm trong thời hạn 7,5 tháng.
Đông Hà
09:19 13/12/2024(Thanh tra) - Nằm ở vị trí trung tâm, khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1 có diện tích hơn 6.000m2 bị bỏ hoang nhiều năm nay. Khu đất này đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi để quản lý.
Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024PV
18:34 12/12/2024Văn Thanh
13:18 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Bùi Bình
20:37 11/12/2024Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà
Trần Quý
PV
Chu Tuấn