Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và xử lý các hành vi tham nhũng

Văn Thanh

Thứ sáu, 10/03/2023 - 09:56

(Thanh tra) - Từ năm 2022 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 409 lớp tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng (PCTN) với 21.410 lượt người tham gia. Ngoài ra, Thanh Hóa còn thực hiện các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng từ các sở, ngành xuống các địa phương.

Thanh tra tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết năm và quán triệt thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Ảnh: VT

Thực hiện kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn, Thanh tra tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thành công cuộc thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi về pháp luật PCTN trên địa bàn. Toàn tỉnh đã tổ chức 409 lớp tuyên truyền pháp luật về PCTN với 21.410 lượt người tham gia. Số lượng đầu sách, tài liệu về PCTN được xuất bản là 7.800 tài liệu.

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh còn mời các báo cáo viên là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ, ngành và Trường Cán bộ Thanh tra tổ chức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC) cho toàn thể cán bộ công chức Thanh tra tỉnh; chánh thanh tra, phó chánh thanh tra các sở, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã, thành phố.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng.

Về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo, PCTN được công bố, công khai theo đúng quy định của pháp luật. Các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố kiểm tra tại 315 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai minh bạch, phát hiện 10 đơn vị vi phạm.

Về xây dựng, thực hiện chế độ định mức, tiêu chuẩn, các đơn vị đã ban hành 391 văn bản, sửa đổi, bổ sung 62 văn bản về chế độ, định mức tiêu chuẩn. Các cơ quan hành chính, chức năng đã tự tiến hành 51 cuộc kiểm tra, qua kiểm tra phát hiện 19 vụ vi phạm các quy định về chế độ định mức tiêu chuẩn với 27 người; xử lý hành chính 10 người. Tổng giá trị các vi phạm về chế độ định mức tiêu chuẩn là 1.249 triệu đồng, đã thu hồi đạt tỷ lệ 100%.

Thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện quy tắc ứng xử đối với người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của luật PCTN, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 10/CT của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị. Qua theo dõi, kiểm tra, giám sát tại các đơn vị, phát hiện các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp phải xử lý vi phạm.

Đối với chuyển đổi vị trí công tác, các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và các UBND huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành luật PCTN, coi đây là biện pháp để thực hiện ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị. Trong kỳ, toàn tỉnh đã thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với 692 người nhằm phòng ngừa tham nhũng.

Việc thực hiện quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của 10.121 người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập, có 58 người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai tài sản thu nhập ở 5 cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát các tập thể, cá nhân của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Các cơ quan trong tỉnh đã tập trung xây dựng chương trình giám sát việc thực hiện các nghị quyết đầu tư phát triển, giải phóng mặt bằng, quản lý sử dụng đất đai, công tác thi hành luật và giải quyết đơn thư KN,TC của công dân.

Thông qua giám sát, các đoàn đã phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách, những yếu kém, tồn tại trong quản lý điều hành, thực thi pháp luật để kiến nghị các cấp, các ngành khắc phục và phòng ngừa tham nhũng...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm