Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 17/10/2011 - 21:41
(Thanh tra)- Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng tại Hội thảo về Dự thảo “Chiến lược Truyền thông về phòng, chống tham nhũng (PCTN)” vừa diễn ra tại Hà Nội. Cùng dự có đại diện Ban Chỉ đạo PCTN T.Ư, Bộ Tư pháp và một số cơ quan thông tấn, báo chí.
Quang cảnh Hội thảo
Thuyết minh về Dự thảo Chiến lược truyền thông về PCTN tại Hội thảo, ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết, những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN đã được chú trọng tăng cường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN.
Tuy nhiên, công tác thông tin, tuyên truyền về PCTN vẫn còn những tồn tại như: Thiếu tính hệ thống, thiếu sự gắn kết, phối hợp giữa các cấp, các ngành; nội dung thông tin, truyền thông còn đơn giản, chưa đồng đều; hình thức tuyên truyền chưa thực sự phong phú, hấp dẫn; nhiều nơi còn thiếu sự quan tâm, thực hiện chưa thường xuyên, liên tục, thiếu chiều sâu; chưa mở rộng tuyên truyền, phổ biến đến với quần chúng nhân dân.
Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông vẫn nặng về đưa tin các vụ việc, vụ án tham nhũng mà chưa tích cực nêu những điển hình về công tác PCTN và cũng chưa phê phán đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa làm tốt trách nhiệm trong PCTN. Vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN chưa đạt hiệu quả cao, chưa tạo được sự hưởng ứng mạnh mẽ của xã hội.
Do vậy, theo ông Hùng, khi xây dựng Chiến lược truyền thông về PCTN phải cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, giải pháp, lộ trình và kế hoạch.
Theo đó, Dự thảo Chiến lược đã đưa ra 6 biện pháp nhằm giải quyết vấn đề truyền thông về PCTN trong thời gian tới như: Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền về PCTN, chú trọng thực hiện các hình thức hiệu quả thiết thực, tiết kiệm; tăng cường công khai minh bạch thông tin về tình hình tham nhũng và kết quả công tác PCTN; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong các hoạt động truyền thông về PCTN; đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm và thúc đẩy ủng hộ của xã hội, cộng đồng quốc tế trong PCTN; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật, đạo đức công vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn và nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tích cực tuyên truyền, giáo dục nhằm làm thay đổi, tiến tới xóa bỏ tâm lý còn đang phổ biến trong nhân dân là cần phải hối lộ, chấp nhận tiêu cực, tham nhũng để được thuận lợi trong các giao dịch với cơ quan Nhà nước, người có chức vụ, quyền hạn.
Dự thảo cũng đề cập tới một số chỉ tiêu cơ bản cần đạt được như 100% các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch công tác truyền thông về PCTN theo hướng dẫn của các cơ quan Thanh tra; 100% cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương có chuyên trang hoặc chuyên mục về PCTN; 100% các báo cáo công tác PCTN của Ban chỉ đạo PCTN, các bộ, ngành, địa phương phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật; các quy định về công khai kết quả đánh giá thực trạng tham nhũng, kết quả PCTN của Việt Nam được ban hành và tổ chức thực hiện...
Sau khi nghe ý kiến góp ý về Dự thảo Chiến lược của các đại biểu tham dự, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng đã đánh giá cao các ý kiến đóng góp và khẳng định sự cần thiết có chiến lược về loại hình này nhằm nâng cao nhận thức, vai trò của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong PCTN; thúc đẩy sự tham gia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội; các phương tiện thông tin đại chúng và mọi công dân trong nỗ lực PCTN.
Theo Phó Tổng Thanh tra, Chiến lược truyền thông về PCTN phải được thực hiện trên phạm vi rộng. Thông tin về PCTN phải luôn đi trước một bước góp phần quan trọng trong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội lành mạnh, tránh đưa những thông tin không đúng dẫn đến việc quần chúng có cách hiểu lệch lạc trong công cuộc PCTN.
Bên cạnh đó, “cùng với việc thông tin về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về PCTN, công tác truyền thông cũng cần phải chú trọng tuyên truyền về tình hình, kết quả thực hiện công tác PCTN của các ngành, cấp, các cơ quan, đơn vị, hoạt động PCTN của khu vực và quốc tế. Đặc biệt là phải làm sao để thông tin về công tác PCTN phải đến được với từng người dân, từng nhà, từng cơ quan, công sở, từng vùng miền... trên cả nước”, Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh.
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.
Đông Hà + Thanh Hoa
07:30 15/12/2024(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà