Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 02/11/2012 - 13:36
Ngày 1-11, Quốc hội họp phiên toàn thể để thảo luận về tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm. Trước tình trạng tham nhũng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận nhân dân đang “kêu ca, oán trách”.
"Tôi đề nghị tại kỳ họp này, 498 đại biểu Quốc hội và các thành viên Chính phủ tuyên hứa trước đồng bào sẽ không tham nhũng và đấu tranh quyết liệt với tham nhũng"- Đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) - Ảnh: V.Dũng
Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh Trần Đình Nhã đề nghị phải “tuyên chiến thật sự”, trong khi phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam Phạm Trường Dân tâm sự lực lượng công an “đang đơn độc” trên trận tuyến đấu tranh này. Nhiều đại biểu cũng lên tiếng cảnh báo về tình trạng tội phạm vị thành niên đang nhức nhối trong xã hội.
Ông Trần Đình Nhã nhận xét chưa bao giờ từ “tham nhũng” lại có tần số xuất hiện nhiều như bây giờ. Tham nhũng đã thách thức Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nguy hiểm hơn, tham nhũng còn thách thức sự kiên nhẫn, sự chịu đựng của nhân dân, đánh vào tình cảm, niềm tin và danh dự của nhân dân.
“Cuộc chiến chưa xảy ra”
“Tham nhũng đang buộc chúng ta phải tuyên chiến. Lâu nay nhiều người dùng từ “cuộc chiến chống tham nhũng” nhưng theo tôi, cuộc chiến chưa xảy ra hoặc nếu đã xảy ra thì cũng chưa quyết liệt lắm” - ông Nhã nói.
“Khi tôi đi tiếp xúc cử tri thì cử tri lo lắng, hoài nghi, bức xúc, nhất là các chú cán bộ hưu trí nói trước đây Chính phủ, Nhà nước quản lý điều hành các tổng công ty, tập đoàn, còn hiện nay hình như ngược lại, họ đang điều hành lại Chính phủ, Nhà nước và việc phòng chống tham nhũng chủ yếu chỉ là hình thức” - đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) cho biết. Còn ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Khá bình luận: “Khi bị phát hiện, người tham nhũng có ba chạy: chạy án từ có tội thành không tội, chạy tội từ tội nặng thành tội nhẹ và chạy tù từ tù ngồi thành tù treo”. Còn đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) ví “trong tham nhũng mới chỉ bắt được con mèo ăn miếng mỡ chứ chưa bắt được con cọp ăn con heo”.
Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam Phạm Trường Dân cho biết: “Chúng tôi thấy rằng khi phát hiện vụ tham nhũng thì thường bị tác động từ các cấp lãnh đạo cũng như chỉ huy, làm cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác điều tra thấy khó xử lý trong quá trình điều tra. Tôi cảm nhận ở các địa phương trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm nguy hiểm, lực lượng công an đơn độc chỉ một mình chiến đấu, còn sự vào cuộc của các cấp, các ngành chỉ ở mức độ hạn chế”.
Không nên áp dụng án treo với tham nhũng
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Các lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng trong điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn nhưng tội phạm tham nhũng vẫn phức tạp, tinh vi, nhân dân kêu ca, oán trách. Trung ương cũng kết luận phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu”. Ông khẳng định công cuộc đấu tranh phải kiên trì, kiên quyết, liên tục, chứ không thể một sớm một chiều chấm dứt được. “Chính phủ sẽ quyết liệt hơn, tập trung đồng bộ hơn, kiên quyết hơn trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Đề nghị mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị cần quản lý, giám sát chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng tham nhũng đồng tiền, hạt gạo của nhân dân” - Phó thủ tướng hứa.
“Muốn thắng được tham nhũng, tôi đề nghị đã đến lúc phải thay đổi cách đánh và cả người đánh. Về cách đánh, phải như đánh tội xâm phạm an ninh quốc gia, đánh một tên gián điệp, một kẻ nội gián, một kẻ khủng bố. Đánh tham nhũng phải đánh từ ngoài vào, đánh từ trên xuống, cấp trung ương sẽ đánh tham nhũng ở cấp tỉnh, cấp tỉnh đánh xuống cấp huyện, huyện đánh xuống xã. Kinh nghiệm thời gian qua cho thấy cơ quan điều tra cấp tỉnh vất vả, thậm chí bất lực thế nào khi điều tra các tội tham nhũng của quan chức cấp tỉnh” - ông Trần Đình Nhã đề nghị.
Theo ông Nhã, đây là thời điểm chín muồi để Quốc hội quyết định thành lập cơ quan độc lập chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng. “Đây sẽ là một loại cơ quan độc lập do Quốc hội lập ra, báo cáo công tác trước Quốc hội. Cơ quan này tập trung vào việc tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác về tội phạm tham nhũng, khởi tố điều tra, truy tố ra tòa án những người phạm tội tham nhũng. Cơ quan này được điều động hoặc nhận biệt phái những điều tra viên, trinh sát viên xuất sắc có bản lĩnh nhất từ các cơ quan điều tra của cảnh sát, an ninh, quân đội, viện kiểm sát. Các trinh sát viên này cũng như cơ quan chống tham nhũng mà họ phục vụ phải có thực quyền và được độc lập trong điều tra tham nhũng” - ông Nhã mô tả.
Đồng thời, ông đề nghị: “Quốc hội nên yêu cầu tòa án không áp dụng án treo, cải tạo không giam giữ đối với bất kỳ người nào phạm tội tham nhũng, yêu cầu Chủ tịch nước và các cơ quan thi hành án không tha tù trước thời hạn cho đối tượng phạm tội tham nhũng”.
(Tuổi trẻ)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền