Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 08/03/2023 - 14:35
(Thanh tra) - Cử tri tỉnh Bến Tre cho rằng Điều 380 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về “tội không chấp hành án” chưa đủ sức răn đe để xử lý tội phạm tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: Đ.X
Theo cử tri tỉnh Bến Tre, trong điều kiện ngày càng có nhiều vụ án tham nhũng tài sản giá trị hàng nghìn tỷ đồng phải thi hành án nhưng không thu hồi được thì cần sửa đổi Điều 380 Bộ luật Hình sự.
Cử tri kiến nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Điều 380 quy định “tội không chấp hành án” thành “tội không thực hiện nghĩa vụ thi hành án” để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và đảm bảo xử lý thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng.
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ Điều 380 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về “tội không chấp hành án”.
Với trường hợp có điều kiện nhưng không chấp hành bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ông Long cho hay, trong các vụ án tham nhũng, tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt sẽ được thực hiện thông qua bản án của tòa án.
“Trường hợp người bị kết án về tội tham nhũng có trách nhiệm nộp lại nhà nước tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt do hành vi phạm tội gây ra có điều kiện mà không chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án”, Bộ trưởng Tư pháp nêu.
Từ đó, ông Long cho rằng, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định đầy đủ chế tài xử lý đối với hành vi không thi hành án của người bị kết tội tham nhũng.
Với đề xuất của cử tri sửa đổi Điều 380 từ “tội không chấp hành án” thành “tội không thực hiện nghĩa vụ thi hành án”, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, “sẽ thu hẹp phạm vi quy định của điều luật”.
Bộ trưởng Long lý giải, tại Điều 380 không chỉ quy định hành vi không chấp hành án khi có điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Thêm nữa, còn quy định cả trường hợp không chấp hành quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong khi đó, với tên điều luật là không thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì phạm vi quy định chỉ áp dụng đối với trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thi hành bản án của tòa án.
Chế tài xử lý tội phạm về ma túy, xâm phạm trật tự công cộng đã nghiêm khắc
Cử tri tỉnh Tiền Giang tiếp tục kiến nghị nghiên cứu trình Quốc hội sớm sửa đổi Bộ luật Hình sự và các luật khác có liên quan theo hướng tăng nặng các khung hình phạt đối với các tội phạm về ma túy, tội phạm xâm phạm trật tự an ninh xã hội nhằm tạo tính răn đe, phòng ngừa chung trong toàn dân.
Trả lời cử tri, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long khẳng định, với những tội phạm có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã thể chế hóa quan điểm xử lý nghiêm khắc nhằm tạo tính răn đe, phòng ngừa chung trong toàn xã hội.
Cụ thể, với nhóm tội phạm về ma túy, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 13 tội danh, trong đó có 9 tội danh thuộc chương tội phạm về ma túy là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình như tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248), tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250), tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)…
Ngoài ra, trong từng tội còn quy định hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm.
Với các hành vi xâm phạm trật tự công cộng có tính nguy hiểm cao cho xã hội, theo Bộ trưởng, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã quy định hình phạt nghiêm khắc để xử lý như hành vi chứa mại dâm đã quy định mức hình phạt cao nhất là tù chung thân (Điều 327); hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm tại Điều 317, quy định hình phạt cao nhất là hình phạt tù 20 năm.
Nêu rõ “Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định chế tài xử lý nghiêm khắc với nhóm tội phạm về ma túy và nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng”, ông Long cũng cho biết, Bộ Tư pháp cùng với các cơ quan có liên quan sẽ tiếp tục theo dõi, tổng kết, đánh giá áp dụng quy định của bộ luật này trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, trật tự công cộng.
Từ đó, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách xử lý đối với loại tội phạm này, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm ma túy, trật tự công cộng nói riêng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền