Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 02/04/2014 - 16:24
(Thanh tra) - Đó là thông tin được chia sẻ tại Lễ Công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2013 do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tổ chức sáng nay (2/4), tại Hà Nội.
Toàn cảnh Lễ Công bố PAPI 2013. Ảnh: Phương Anh
Chỉ số PAPI bắt đầu được thực hiện thí điểm năm 2009, và cho tới nay đã trở thành bộ chỉ số đo lường hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh lớn nhất ở Việt Nam với phạm vi trên toàn 63 tỉnh, thành phố, trong đó người dân đóng vai trò là chủ thể của hoạt động theo dõi và giám sát hiệu quả ở cấp tỉnh.
5 năm qua, gần 50.000 người dân đã tham gia chia sẻ trải nghiệm thực tế của họ và hiệu quả công tác điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách pháp luật và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp xã, phường.
Ít gần - ít hài lòng
Kết quả chỉ số hiệu quả quản trị và thành chính công cấp tỉnh năm 20013 cho thấy, phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và những người ít có mối quan hệ gần với các cơ quan công quyền thì ít hài lòng hơn so với những nhóm dân cư khác về hiệu quả quản trị và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền trong cùng địa bàn cư trú.
Báo cáo chỉ số PAPI năm 2013 lần đầu tiên dành riêng một chương giới thiệu kết quả phân tích sâu về mức độ khác biệt trong trải nghiệm của các nhóm dân cư khác nhau trong cùng một tỉnh, thành phố. Kết quả phân tích cho thấy, khoảng 73% độ khác biệt về điểm số PAPI của các địa phương là do sự khác biệt về trải nghiệm giữa từng cá nhân người được hỏi cùng đơn vị thôn, tổ dân phố. Với nhiều người, dịch vụ họ nhận được hay trải nghiệm họ có được trong tương tác với chính quyền thuộc nhóm “chất lượng cao”. Trong khi đó, với những người khác, trải nghiệm từ dịch vụ yếu kém đễn mức họ đánh giá chất lượng và hiệu quả còn rất thấp.
TS Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, đây là một chương trình “đặc biệt và mới mẻ của báo cáo chỉ số PAPI 2013”. Báo cáo chỉ ra những yếu tố tác động đến vấn đề bình đẳng trong thụ hưởng hiệu quả quản trị và hành chính công. Theo TS Pratibha Mehta, bất bình đẳng trong quản trị không chỉ chịu sự tác động của những khác biệt về vùng, miền, về bối cảnh lịch sử phát triển của đất nước sau thống nhất hoặc giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn.
Chỉ số PAPI gồm 6 nội dung chính: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát thạm nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công và Cung ứng dịch vụ công. Kết quả PAPI năm 2013 cho thấy, tỉnh Quảng Bình là địa phương duy nhất nằm trong nhóm tỉnh, thành phố đạt điểm cao nhất ở cả 6 chỉ số nội dung.
Kết quả qua các năm cho thấy chỉ số nội dung “kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” thể hiện rõ nhất khác biệt về trải nghiệm của người dân. Trong khi đó, hai chỉ số nội dung về thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công thể hiện ít sự khác biệt hơn giữa các nhóm dân cư. Nhìn chung, ở một số tỉnh, thành phố, trải nghiệm của người dân ít có sự khác biệt hơn khi so sánh các cá nhân trong cùng một địa bàn dân cư, nhưng ở nhiều địa phương khác, mức độ khác biệt rất rõ nét.
Kết quả khảo sát năm 2013 cho thấy người dân Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Vĩnh Long đánh giá cao chất lượng quản trị và cung ứng dịch vụ công cấp tỉnh, và trải nghiệm tích cực tương đối nhất quán trong các nhóm dân cư ở nhưng địa phương này.
Tham nhũng là 1 trong 5 vấn đề đáng quan ngại nhất
Theo kết quả chỉ số PAPI năm 2013, 5 vấn đề kinh tế - xã hội được người dân cho là đáng quan ngại nhất gồm: Ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, tệ nạn ma túy, an toàn vệ sinh thực phẩm và tham nhũng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy tăng cường nhận thức của người dân về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân chủ cơ sở, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân tham gia tích cực và có hiệu quả vào đời sống chính trị, góp ý xây dựng chính sách, chính quyền.
TS Nguyễn Quang Du, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho biết, Trung tâm đã góp phần công bố và đưa kết quả chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn theo 6 lĩnh vực của PAPI đến với các cấp lãnh đạo tỉnh, thành phố, làm “tấm gương soi”, sự khuyến cáo giúp các cấp lãnh đạo tự điều chỉnh hoạt động đổi mới, cải cách bộ máy Nhà nước các cấp, thực hành dân chủ ở cơ sở.
Chỉ số PAPI 2013 cũng phản ánh xu thế biển đổi của mức độ hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh qua thời gian. Các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Quảng Bình liên tục nhận được những đánh giá tích cực của người dân, thể hiện qua việc cả 3 tỉnh thuộc nhóm đạt điểm cao nhất trong 3 năm 2011, 2012 và 2013.
Đánh giá về kết quả khảo sát PAPI qua 3 năm (2011, 2012, 2013), PGS. TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng ghi nhận 2 điều đáng mừng, đó là tính ổn định và nhất quán của bộ chỉ số và người dân dường như hài lòng hơn với hiệu quả quản trị và hành chính công ở địa phương. Tuy nhiên, ông Dinh cũng lưu ý, mức độ gia tăng này còn rất nhỏ, chưa đáng kể về mặt thống kê, nghĩa là chưa vượt qua mức +5%. Ông Dinh bày tỏ hy vọng mức gia tăng đáng kể hơn trong những năm tới khi các địa phương có những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện mức độ hài long của người dân.
Chỉ số PAPI là nguồn dữ liệu để các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương sử dụng nhằm theo dõi quá trình thực thi chính sách, từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện kịp thời. Cho tới nay có hơn 22 tỉnh, thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo hoặc có những hành động cụ thể để cải thiện chỉ số PAPI. Tính đến năm 2013, chính quyền các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Quảng Ngãi và Thái Nguyên đã ban hành văn bản chỉ đạo cấp tỉnh nhằm cải thiện những điểm yếu dựa trên phát hiện của chỉ số PAPI.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nằm ở vị trí trung tâm, khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1 có diện tích hơn 6.000m2 bị bỏ hoang nhiều năm nay. Khu đất này đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi để quản lý.
Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024(Thanh tra) - UBND tỉnh Bạc Liêu vừa có báo cáo đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra trong năm 2024; đồng thời đề ra chương trình, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong năm 2025.
PV
18:34 12/12/2024Văn Thanh
13:18 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Bùi Bình
20:37 11/12/2024Trần Kiên
18:02 11/12/2024Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC