Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tham nhũng cản trở cuộc chiến chống COVID-19 của Brazil

Trần Minh Tuấn (Theo Channel News Asia)

Thứ năm, 27/08/2020 - 12:39

(Thanh tra) - Các chuyên gia nói rằng một lượng lớn quỹ khẩn cấp của Chính phủ để chống lại đại dịch COVID-19 đang bị biển thủ tại Brazil, quốc gia chịu ảnh hưởng do dịch bệnh nặng nề thứ hai trên thế giới.

Ingrid dos Santos không biết ai đang nhận tiền công từ công việc y tá của cô ấy tại một bệnh viện dã chiến COVID-19 ở Rio de Janeiro, nhưng cô ấy biết rõ đó không phải là mình.

Dos Santos, 28 tuổi, cho biết cô đã không được trả lương kể từ tháng 5 cho hợp đồng của mình tại bệnh viện tồi tàn ở Duque de Caxias, ngoại ô thành phố Rio.

Nhưng số tiền lương và khoản trợ cấp thôi việc mà cô ấy đáng lẽ ra phải được nhận, lại xuất hiện trên hồ sơ an sinh xã hội của cô ấy - một dấu hiệu cho thấy ở Brazil có ai đó đang ăn cắp tiền công và cố gắng che đậy hành vi xấu xa này.

Trường hợp của cô ấy là một ví dụ tiêu biểu cho việc một phần rất lớn quỹ khẩn cấp được Chính phủ dành ra để chống lại đại dịch mà các chuyên gia cho rằng đang bị biển thủ ở Brazil, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai trên thế giới, trong bối cảnh việc gấp rút phản ứng với COVID-19 bị cản trở bởi một căn bệnh còn phổ biến hơn: tham nhũng.

Brazil từng gặp vô số bê bối tham nhũng. Nhưng ngay cả khi theo tiêu chuẩn của Brazil, mức độ tham nhũng tại quốc gia này là quá sức tưởng tượng.

Bang Amazonas bị cáo buộc đã mua máy thở với mức giá cao vô lý từ một cửa hàng rượu. Thống đốc của Rio de Janeiro đang phải đối mặt với phiên luận tội đối với bảy bệnh viện dã chiến mà bang đã ký hợp đồng xây dựng, năm trong số đó chưa bao giờ được mở cửa. Người đứng đầu phụ trách vấn đề y tế của bang Brasilia đã bị bắt hôm thứ ba vì nghi ngờ có hành vi nhận hối lộ trong quá trình mua sắm bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19.

Nhìn chung, ít nhất 11 trong số 27 bang đã xảy ra các vụ án tham nhũng.

Ngay cả siêu sao bóng đá Neymar cũng bị lôi kéo. Tên và dữ liệu cá nhân của anh ấy đã được sử dụng để đăng ký khoản hỗ trợ kinh tế hàng tháng trị giá 600 real mà Chính phủ liên bang đang trả cho những người Brazil nghèo bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp phong tỏa.

Dos Santos cho biết hơn 1.000 đồng nghiệp cũng rơi vào hoàn cảnh giống cô.

"Số tiền đã đi đâu? Không ai biết", cô nói với AFP.

"Tất cả những gì chúng tôi biết là những người làm việc ở tuyến đầu đang bị lãng quên", bà mẹ hai con hiện đang thất nghiệp cho biết.

"Rất nhiều người trong số chúng tôi đang phải chịu đau khổ."

Các chuyên gia cho rằng cánh cửa cho những vụ tham nhũng quy mô lớn đã mở ra khi Brazil sớm phải vật lộn để kiềm chế sự tàn phá do đại dịch COVID-19 gây ra.

Khi các nhà chức trách đổ xô mua máy thở, giường chăm sóc đặc biệt, khẩu trang và thuốc rửa tay, Quốc hội đã thông qua một dự luật vào tháng 4 cho phép tất cả các cấp chính quyền mua hàng khẩn cấp mà không cần thông qua đấu thầu hoặc các quy trình thông thường.

Nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 cũng đã áp dụng các biện pháp tương tự.

Nhưng ở Brazil, các cuộc tấn công của Tổng thống Jair Bolsonaro nhằm vào các lệnh phong tỏa và "cơn cuồng loạn" do COVID-19 gây ra khiến các bang và thành phố phải tự chống chọi với số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại Brazil lần lượt là 3,6 triệu và 116.000 ca.

Guilherme France, thuộc nhóm giám sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Brazil cho biết: “Tất cả các bang và thành phố tự trị tại Brazil phải cạnh tranh với nhau để mua những thứ giống nhau.”

"Việc giám sát các hợp đồng của một tổ chức công lớn dễ dàng hơn nhiều so với 5.000 tổ chức nhỏ lẻ. Việc Chính phủ liên bang hoàn toàn thiếu mất sự phối hợp trong công tác phòng chống dịch đã làm tăng nguy cơ tham nhũng."

Trong số 286,5 tỷ real (khoảng 50 tỷ USD) chi tiêu khẩn cấp của Brazil dành cho đại dịch cho đến nay, chưa đến 8% đã được trực tiếp sử dụng để chống chọi với căn bệnh này, theo Toà Thẩm kế Liên bang Brazil (TCU).

Theo ông Paulo Wiechers, Tổng Thư ký Tòa án phụ trách các hoạt động kiểm toán, theo dõi tất cả số tiền đang đi đâu là một công việc "hết sức căng thẳng".

Ông nói với AFP: “Các cuộc khủng hoảng luôn là cơ hội cho những người muốn tận dụng tình hình để trục lợi.”

"Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc khủng hoảng này đang được sử dụng bởi những kẻ muốn bòn rút công quỹ."

Ông ước tính sẽ mất sáu tháng sau khi đại dịch kết thúc - để theo dõi số tiền đã đi đâu và xác định số tiền đã bị sử dụng sai mục đích. Ước tính sơ bộ đã lên đến hàng tỷ real.

Ông nói, việc truy tìm và xét xử những kẻ đã biển thủ công quỹ sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Các chuyên gia nói thêm rằng, có những lo ngại rằng các cáo buộc tham nhũng đôi khi được sử dụng như một vũ khí chính trị, làm xói mòn thêm lòng tin của công chúng đối với chính phủ.

Nhà phân tích chính trị Geraldo Monteiro của Đại học bang Rio de Janeiro cho biết: “Một số cáo buộc tham nhũng đang được Tổng thống Bolsonaro và những người ủng hộ ông sử dụng một cách có mục tiêu chống lại những kẻ thù chính trị của ông, đặc biệt là Thống đốc Sao Paulo Joao Doria và Thống đốc Rio Wilson Witzel, những người sẽ là ứng cử viên Tổng thống vào năm 2022”.

Dos Santos, về phần mình, phát ngán với tất cả chuyện này.

Về mặt chính thức, cô ấy vẫn đang làm việc cho bệnh viện dã chiến đã thuê cô ấy. Điều đó khiến cô ấy không đủ điều kiện để làm công việc điều dưỡng ở bất kỳ nơi nào khác, theo quy định để ngăn các y tá làm việc quá giờ.

Trở thành y tá là ước mơ thời con gái của cô, nhưng tình hình tham nhũng khiến cô muốn từ bỏ công việc này, cô nói.

"Cố gắng giúp đỡ mọi người cũng chẳng ích gì. Mọi việc cuối cùng chỉ kết thúc như thế này", cô nói.

"Tôi đang nghĩ đến việc chuyển nghề. Có thể là làm việc trong một trung tâm mua sắm hoặc một cái gì đó khác."

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024
Gợi mở cách thức tiếp cận và khai thác thông tin báo chí qua hoạt động kiểm toán

Gợi mở cách thức tiếp cận và khai thác thông tin báo chí qua hoạt động kiểm toán

(Thanh tra) - Ngày 21/11, Kiểm toán Nhà nước tổ chức hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho đội ngũ phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Hoàng Nam

20:19 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm