Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tập huấn nhân rộng các sản phẩm của Chương trình POSCIS cho toàn ngành Thanh tra

Thứ bảy, 30/11/2013 - 08:44

(Thanh tra) - Thực hiện kế hoạch đã được Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt, trong khuôn khổ Chương trình “Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra đến năm 2014” - gọi tắt là Chương trình POSCIS. Trong ngày 28 và 29/11/2013, tại TP. Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị Tập huấn nhân rộng các sản phẩm Chương trình POSCIS do Thanh tra Chính phủ phối hợp Ban Quản lý các dự án POSCIS tổ chức.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình phát biểu khai mạc Hội nghị.

Hội nghị do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình chủ trì, hơn 200 đại biểu tham dự gồm đại diện các cơ quan Thanh tra: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng Thanh tra 21 tỉnh, thành phố thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình nhiệt liệt chào mừng các đại biểu đã về dự Hội nghị, đã quan tâm đến công tác thanh tra và cùng nhau chia sẻ, trao đổi, tháo gỡ vướng mắc nhằm đưa các nội dung của công tác thanh tra ngày một hiệu quả. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình mong muốn phát huy kết quả đạt được từ các Hội nghị trước, nhất là Hội nghị tại Lâm Đồng ngày 14 - 15/11 vừa qua. Hội nghị tại Cần Thơ lần này sẽ mang lại chất lượng cao và có giá trị ứng dụng trong thực tế.

Hội nghị đã nghe 9 chuyên đề quan trọng, trong đó có 3 chuyên đề của Thanh tra Bộ Tài chính: Quy trình thanh tra ngân sách huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quy trình thanh tra tài chính đối với dự án đầu tư xây dựng, Quy trình thanh tra tài chính tại các doanh nghiệp; 02 chuyên đề của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về: Quy trình thanh tra công tác đấu thầu và Quy trình thanh tra  sử dụng vốn Nhà nước; Và các chuyên đề khác như: Giới thiệu Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở mỗi cấp hành chính; Quy chế hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo; Giới thiệu mô hình đối thoại kiểu mẫu trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính áp dụng tại Thanh tra tỉnh, Thanh tra thị xã và thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang; Quy trình thanh tra quản lý, sử dụng đất đai tại TP. Hồ Chí Minh; Giới thiệu phần mềm theo dõi, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo của Thanh tra tỉnh Khánh Hòa.

Các chuyên đề đã đưa ra được mô hình, quy trình một cách khoa học, chi tiết, đúc kết từ thực tiễn của công tác thanh tra các địa phương, các lĩnh vực.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình: Một trong những giải pháp tháo gỡ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo là ứng dụng công nghệ thông tin.

Thông qua ý kiến trao đổi của các đại biểu tại Hội nghị, một số vấn đề nổi cộm được đặt ra như cần hoàn thiện và thống nhất các quy định pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các biểu mẫu cho từng lĩnh vực thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo để các địa phương có căn cứ thực hiện theo quy chuẩn. Tuy nhiên, trong các bước tiến hành có thể có sự vận dụng, sáng tạo tại mỗi địa phương cho phù hợp. Qua 2 ngày làm việc, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình đánh giá Hội nghị đã thành công và có chất lượng cao cả về nội dung và công tác tổ chức. Tổng hợp các chuyên đề và ý kiến trao đổi của các đại biểu, đồng chí Nguyễn Chiến Bình nhấn mạnh:

Nhiều quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo không được thực hiện để khiếu nại kéo dài. Tính đồng thuận trong hệ thống chính trị trong giải quyết vụ việc nhiều nơi còn chưa cao. Chưa phù hợp, chưa giải quyết căn bản được tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc thành lập Hội đồng tư vấn với tính hợp lý và chịu trách nhiệm trước các nội dung tham mưu UBND tỉnh quyết định, cần cân nhắc theo đặc thù của các địa phương. Mục đích của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là đúng pháp luật, an dân nên cần xác định phải dân chủ, vận động thuyết phục, phối hợp tốt với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác dân vận. 

Công tác Thanh tra kinh tế - xã hội là một nội dung khó, vì hệ thống văn bản pháp luật hiện hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, còn có nội dung chồng chéo chưa rõ ràng; cách hiểu áp dụng quy định pháp luật trong một số trường hợp cũng khác nhau. Bên cạnh đó, kết quả hoạt động thanh tra có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm trước pháp luật của đối tượng thanh tra nên cần một sự chính xác tuyệt đối, cần có đội ngũ cán bộ Thanh tra am hiểu pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn và lĩnh vực hoạt động của đối tượng thanh tra, cần khách quan, công tâm, chặt chẽ từ khâu chuẩn bị, khảo sát, lập kế hoạch đến báo cáo và đôn đốc sau thanh tra. Các chuyên đề của Thanh tra Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã góp phần quan trọng mang lại hiệu quả cho công tác này. Về mô hình đối thoại, cần tổ chức thực hiện với thời điểm phù hợp, căn cứ vào thực tế mỗi địa phương và tính chất từng vụ việc để có cách giải quyết khác nhau, không nhất thiết kết quả địa phương này áp dụng cho địa phương khác phải đạt yêu cầu, tăng cường hiểu biết pháp luật cho nhân dân và thống nhất trong giải quyết. Hiện cơ sở vật chất của trụ sở tiếp công dân các địa phương còn khó khăn, nhưng nhất thiết phải bố trí địa điểm, thời gian tiếp dân cho chu đáo, lịch sự. Đặc biệt, người có thẩm quyền giải quyết phải luôn có mặt khi tiếp công dân và khẳng định được kết quả giải quyết cuối cùng. 

Về nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình nhấn mạnh: Một trong những giải pháp tháo gỡ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo là ứng dụng công nghệ thông tin. Vấn đề là sự mở rộng kết nối thống nhất giữa các cơ quan chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo làm sao tích hợp một hệ thống thông tin chính xác xuyên suốt từ cơ sở đến các cơ quan Trung ương, bảo đảm theo dõi được tình hình khiếu kiện và quá trình giải quyết của các cấp, các ngành. Mô hình của Thanh tra tỉnh Khánh Hòa bước đầu đã thành công là một kinh nghiệm cần tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng và áp dụng theo thực tế mỗi địa phương.

Hội nghị là tâm huyết của những người làm công tác thanh tra, qua đây, thanh tra các Bộ, ngành, các địa phương trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau cùng rút ra phương pháp xử lý công việc tốt nhất nhằm phát huy hiệu quả trong công tác của toàn Ngành.

Chu Phước Lộc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm