Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tập huấn nhận định tham nhũng và đánh giá phòng, chống tham nhũng

Thứ sáu, 06/04/2012 - 18:22

(Thanh tra) – Sáng ngày 6/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tập huấn Thông tư số 11/2011/TT-TTCP ngày 9/11/2011 quy định tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng. Thông tư số 11 là văn bản pháp luật đầu tiên trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể các nguyên tắc, tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi quốc gia.

Toàn cảnh Hội nghị tập huấn

Theo Thông tư số 11, nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện trên nguyên tắc: 1- Bảo đảm tính khách quan, trung thực, công khai; 2 - Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; 3 - Kết quả nhận định, đánh giá của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông trong nước, các tổ chức quốc tế về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam; sự ổn định và phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước là những căn cứ quan trọng để tham chiếu, phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.Tình hình tham nhũng được đo lường, dự báo dựa trên các yếu tố: Mức độ phổ biến của các nhóm hành vi tham nhũng trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước; mức độ thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra đối với nhà nước, doanh nghiệp, người dân; mức độ nghiêm trọng của các hành vi tham nhũng; cấu trúc của tham nhũng theo các nhóm hành vi tham nhũng; tính có tổ chức trong việc thực hiện các hành vi tham nhũng; tính liên kết giữa hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.10 tiêu chí nhận định tình hình tham nhũngThông tư quy định tiêu chí nhận định hình hình tham nhũng gồm tiêu chí đo lường quy mô tham nhũng và tiêu chí đo lường tính chất tham nhũng. Các đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn khẳng định việc thực hiện Thông tư số 11 là cần thiết nhưng khó nên rất cần sự hướng dẫn cụ thể của Thanh tra Chính phủ Cụ thể có 10 tiêu chí: Nhận thức của công chúng về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng; nhận thức của cán bộ, công chức về những thiệt hại do tham nhũng gây ra đối với ngân sách Nhà nước; chi phí không chính thức của doanh nghiệp, người dân trong giao dịch với cơ quan Nhà nước; tỷ lệ tương quan giữa các loại tội phạm tham nhũng; tỷ lệ tội phạm tham nhũng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; tỷ lệ vụ án tham nhũng được khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử; tỷ lệ tương quan giữa số tội phạm tham nhũng với số vụ án tham nhũng; tỷ lệ các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài và tỷ lệ các vụ án tham nhũng có liên quan các tội phạm khác.Nhận định tình hình tham nhũng được tính toán dựa trên phương pháp thu thập thông tin cơ sở theo các tiêu chí; xác định công thức tính chỉ số tổng hợp đo lường thực trạng tham nhũng dựa trên so sánh tương quan giữa các năm và trọng số của từng tiêu chí thành phần; thu thập thông tin, dữ liệu tại năm tiến hành nhận định nhằm xác định chỉ số tổng hợp đo lường thực trạng tham nhũng của năm. Chỉ số tổng hợp là công cụ chính để đưa ra nhận định về tình hình tham nhũng. Niềm tin của người dân là một tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũngTheo thông tư công tác phòng, chống tham nhũng được đánh giá dựa trên các nỗ lực phòng, chống tham nhũng, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tác động của công tác phòng, chống tham nhũng đối với niềm tin của nhân dân và tình hình tham nhũng.Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng dựa trên các tiêu chí: đánh giá mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; mức độ đáp ứng của bộ máy chỉ đạo và các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng; mức độ tham gia của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng; đánh giá kết quả phát hiện tham nhũng; đánh giá kết quả xử lý tham nhũng; đánh giá tác động của công tác phòng, chống tham nhũng đối với niềm tin của nhân dân và tình hình tham nhũng.  Hội nghị do Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng chủ trì Công tác phòng, chống tham nhũng được đánh giá trên cơ sở tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu định kỳ theo các tiêu chí đánh giá; tổng hợp, phân loại, chuẩn hóa thông tin, dữ liệu và phân tích, đánh giá những tiến triển đã đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng thông qua so sánh giữa các tiêu chí của năm hiện tại với năm trước đó, tham chiếu các nội dung có liên quan.Tại Hội nghị, Thanh tra Chính phủ đã hướng dẫn phương pháp tính chỉ số đo lường thực trạng tham nhũng dựa trên việc tính toán chỉ số quy mô tham nhũng và chỉ số tính chất tham nhũng. “Chỉ số quy mô tham nhũng được đo lường từ 4 chỉ số gồm: Nhận thức của công chúng về mức độ phổ biến của tham nhũng; thiệt hại về kinh tế đối với ngân sách Nhà nước; thiệt hại về kinh tế đối với doanh nghiệp và thiệt hại về kinh tế đối với người dân. Chỉ số tính chất tham nhũng được tính toán từ kết quả đo lường theo các nhóm tiêu chí cụ thể, trong đó bao gồm các tiêu chí định tính (thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra xã hội học) và các tiêu chí định lượng (thu thập bằng các phương pháp thông dụng: báo cáo của các đơn vị liên quan, rà soát văn bản…), ông Bùi Đức Tuân, chuyên gia tư vấn Dự án nói.Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục IV, Thanh tra Chính phủ cho biết: Qua 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến và đạt được những kết quả quan trọng. Song, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn chưa đạt được mục tiêu “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng”. Tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp. Nhất là, trong thời gian qua việc nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng ở phạm vi quốc gia gặp nhiều khó khăn nên việc xây dựng, thực hiện Thông tư số 11 là hết sức cần thiết. Thông tư số 11/2011/TT-TTCP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể các nguyên tắc, tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi quốc gia và trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc nhận định, đánh giá. Dữ liệu đánh giá năm 2012 sẽ được dùng làm dữ liệu gốc để so sánh, đánh giá sự chuyển biến của tình hình và hiệu quả phòng, chống tham nhũng. Hồng Hà

Theo Thông tư số 11, nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện trên nguyên tắc: 1- Bảo đảm tính khách quan, trung thực, công khai; 2 - Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; 3 - Kết quả nhận định, đánh giá của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông trong nước, các tổ chức quốc tế về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam; sự ổn định và phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước là những căn cứ quan trọng để tham chiếu, phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.Tình hình tham nhũng được đo lường, dự báo dựa trên các yếu tố: Mức độ phổ biến của các nhóm hành vi tham nhũng trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước; mức độ thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra đối với nhà nước, doanh nghiệp, người dân; mức độ nghiêm trọng của các hành vi tham nhũng; cấu trúc của tham nhũng theo các nhóm hành vi tham nhũng; tính có tổ chức trong việc thực hiện các hành vi tham nhũng; tính liên kết giữa hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.10 tiêu chí nhận định tình hình tham nhũngThông tư quy định tiêu chí nhận định hình hình tham nhũng gồm tiêu chí đo lường quy mô tham nhũng và tiêu chí đo lường tính chất tham nhũng. Các đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn khẳng định việc thực hiện Thông tư số 11 là cần thiết nhưng khó nên rất cần sự hướng dẫn cụ thể của Thanh tra Chính phủ Cụ thể có 10 tiêu chí: Nhận thức của công chúng về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng; nhận thức của cán bộ, công chức về những thiệt hại do tham nhũng gây ra đối với ngân sách Nhà nước; chi phí không chính thức của doanh nghiệp, người dân trong giao dịch với cơ quan Nhà nước; tỷ lệ tương quan giữa các loại tội phạm tham nhũng; tỷ lệ tội phạm tham nhũng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; tỷ lệ vụ án tham nhũng được khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử; tỷ lệ tương quan giữa số tội phạm tham nhũng với số vụ án tham nhũng; tỷ lệ các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài và tỷ lệ các vụ án tham nhũng có liên quan các tội phạm khác.Nhận định tình hình tham nhũng được tính toán dựa trên phương pháp thu thập thông tin cơ sở theo các tiêu chí; xác định công thức tính chỉ số tổng hợp đo lường thực trạng tham nhũng dựa trên so sánh tương quan giữa các năm và trọng số của từng tiêu chí thành phần; thu thập thông tin, dữ liệu tại năm tiến hành nhận định nhằm xác định chỉ số tổng hợp đo lường thực trạng tham nhũng của năm. Chỉ số tổng hợp là công cụ chính để đưa ra nhận định về tình hình tham nhũng. Niềm tin của người dân là một tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũngTheo thông tư công tác phòng, chống tham nhũng được đánh giá dựa trên các nỗ lực phòng, chống tham nhũng, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tác động của công tác phòng, chống tham nhũng đối với niềm tin của nhân dân và tình hình tham nhũng.Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng dựa trên các tiêu chí: đánh giá mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; mức độ đáp ứng của bộ máy chỉ đạo và các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng; mức độ tham gia của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng; đánh giá kết quả phát hiện tham nhũng; đánh giá kết quả xử lý tham nhũng; đánh giá tác động của công tác phòng, chống tham nhũng đối với niềm tin của nhân dân và tình hình tham nhũng.  Hội nghị do Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng chủ trì Công tác phòng, chống tham nhũng được đánh giá trên cơ sở tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu định kỳ theo các tiêu chí đánh giá; tổng hợp, phân loại, chuẩn hóa thông tin, dữ liệu và phân tích, đánh giá những tiến triển đã đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng thông qua so sánh giữa các tiêu chí của năm hiện tại với năm trước đó, tham chiếu các nội dung có liên quan.Tại Hội nghị, Thanh tra Chính phủ đã hướng dẫn phương pháp tính chỉ số đo lường thực trạng tham nhũng dựa trên việc tính toán chỉ số quy mô tham nhũng và chỉ số tính chất tham nhũng. “Chỉ số quy mô tham nhũng được đo lường từ 4 chỉ số gồm: Nhận thức của công chúng về mức độ phổ biến của tham nhũng; thiệt hại về kinh tế đối với ngân sách Nhà nước; thiệt hại về kinh tế đối với doanh nghiệp và thiệt hại về kinh tế đối với người dân. Chỉ số tính chất tham nhũng được tính toán từ kết quả đo lường theo các nhóm tiêu chí cụ thể, trong đó bao gồm các tiêu chí định tính (thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra xã hội học) và các tiêu chí định lượng (thu thập bằng các phương pháp thông dụng: báo cáo của các đơn vị liên quan, rà soát văn bản…), ông Bùi Đức Tuân, chuyên gia tư vấn Dự án nói.Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục IV, Thanh tra Chính phủ cho biết: Qua 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến và đạt được những kết quả quan trọng. Song, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn chưa đạt được mục tiêu “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng”. Tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp. Nhất là, trong thời gian qua việc nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng ở phạm vi quốc gia gặp nhiều khó khăn nên việc xây dựng, thực hiện Thông tư số 11 là hết sức cần thiết. Thông tư số 11/2011/TT-TTCP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể các nguyên tắc, tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi quốc gia và trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc nhận định, đánh giá. Dữ liệu đánh giá năm 2012 sẽ được dùng làm dữ liệu gốc để so sánh, đánh giá sự chuyển biến của tình hình và hiệu quả phòng, chống tham nhũng. Hồng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm