Theo dõi Báo Thanh tra trên
Xuân Thống
Thứ sáu, 05/01/2024 - 06:35
(Thanh tra)- Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ không phải là vấn đề mới, mà đã được Đảng, Nhà nước đặt ra, giải quyết từ ngay khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền. Ở Nghệ An, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tiêu cực trong công tác cán bộ, luôn được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định là nhiệm vụ thường xuyên, đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An công bố công tác nhân sự các sở, ngành, địa phương thuộc thẩm quyền. Ảnh: P.T
Công tác cán bộ - vấn đề căn bản, trọng yếu
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc kiểm soát quyền lực, nhất là trong công tác cán bộ. Người cho rằng, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân và người lãnh đạo phải khắc ghi điều đó trong công việc hàng ngày, muốn vậy, phải gần gũi, học hỏi quần chúng nhân dân, đảng viên, biết lắng nghe ý kiến của họ.
Vấn đề kiểm soát quyền lực, phòng, chống tiêu cực trong công tác cán bộ được đưa ra trong nhiều nhiệm kỳ đại hội, gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là tại nhiệm kỳ Đại hội XII, Đại hội XIII của Đảng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra yêu cầu “tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức”; “tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, gắn với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền”.
Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tiêu cực trong công tác cán bộ là nhiệm vụ thực hiện thường xuyên, liên tục; bất kỳ lúc nào, nơi nào việc kiểm soát quyền lực bị buông lỏng đều có thể dẫn đến sự lạm quyền, lộng quyền trong công tác cán bộ.
Về bản chất, những hành vi, hiện tượng tham nhũng vì đều là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”, vi phạm kỷ luật của Đảng, gây hại cho Đảng, Nhà nước, nhân dân, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, cần phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn.
Ngày 23/9/2019, Bộ Chính trị Khóa XII ban hành Quy định số 205-QĐ/TW "về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền" (Quy định 205). Đây được coi là dấu mốc quan trọng, bởi đây là lần đầu tiên Đảng ta xác định công tác cán bộ có thể hình thành nên một loại quyền lực cần được kiểm soát. Cũng tại quy định này, lần đầu các hành vi “chạy chức, chạy quyền” và bao che, tiếp tay cho “chạy chức, chạy quyền” gắn liền với công tác cán bộ được Đảng chỉ rõ.
Tiếp đó, Bộ Chính trị khóa XIII ban hành Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 “về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ” (Quy định 114), trong đó nêu rõ, “kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ và phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực”.
Quy định 114 nhận diện 8 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn; 6 hành vi “chạy chức, chạy quyền” và 5 hành vi tiêu cực khác.
Đối với Nghệ An, kiểm soát quyền lực, phòng chống tiêu cực trong công tác cán bộ, luôn được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định là nhiệm vụ thường xuyên, đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; có mối liên hệ chặt chẽ với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Tăng cường kiểm soát quyền lực, phải “nhốt” quyền lực vào trong lồng thể chế; đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ lâu dài, không ngừng, không nghỉ và trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược.
Thực tiễn cho thấy, nhận thức của một số cấp ủy, địa phương, đơn vị, nhất là của người đứng đầu về công tác cán bộ chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; chưa quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, còn nể nang, cục bộ khép kín, thiếu quan tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; thiếu các cơ chế, giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm; công tác kiểm tra, giám sát có lúc, có nơi còn chậm, xử lý chưa kiên quyết. Hiệu quả giám sát và tham gia phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác cán bộ chưa cao.
Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời, nghiêm minh
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch để triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở như: Kế hoạch số 30 -KH/TU ngày 22/2/2022 về việc triển khai thực hiện Quy định 205, Công văn số 2209-CV/TU ngày 11/7/2023 về việc triển khai thực hiện Quy định 114. Nhờ triển khai động bộ nên thời gian qua, trong công tác cán bộ của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, khâu đánh giá cán bộ, xem xét đến việc sử dụng quyền lực vì lợi ích chung, hay vì lợi ích cho cá nhân.
"Nếu như cán bộ vì lợi ích chung, nóng lòng làm mà dẫn đến sai sót thì xem giảm nhẹ mức độ. Ngược lại, vì lợi ích cá nhân, tư túi, động cơ thấp hèn thì phải bị xử lý nghiêm. Đồng thời xử lý nghiêm hành vi có liên quan đến tiêu cực, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền… Tăng cường kiểm soát quyền lực, phải “nhốt” quyền lực vào trong lồng thể chế; đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ lâu dài, không ngừng, không nghỉ và trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược", lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh uỷ Nghệ An thông tin.
Tuy nhiên, một số địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện các khâu của công tác cán bộ vẫn còn thiếu công khai, minh bạch, dân chủ. Những khuyết điểm, sai phạm của một bộ phận cán bộ còn chậm được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh. Việc thay thế những cán bộ yếu về năng lực, phẩm chất, không hoàn thành nhiệm vụ gặp khó khăn, không kịp thời do nhiều quy định, quy chế ràng buộc, còn biểu hiện hình thức, nể nang.
Quy hoạch cán bộ còn có nơi, có chỗ thiếu khách quan, chính xác. Công tác tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, viên chức vẫn có biểu hiện nặng hình thức, có nơi còn xảy ra tiêu cực, sai phạm. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy luân chuyển vẫn xảy ra. Việc phân công, điều động, bổ nhiệm cán bộ có lúc bị động, có trường hợp chưa đúng chuyên môn đào tạo, năng lực, sở trường, cá biệt có trường hợp thiếu tiêu chuẩn, điều kiện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực tiễn, chưa ngang tầm nhiệm vụ. Chưa có cơ chế, chính sách đột phá trong thu hút, sử dụng, phát huy đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học...
Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên, tỉnh Nghệ An xác định cần có những giải pháp đồng bộ, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị toàn tỉnh trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên.
Trưởng ban Nội chính Tỉnh uỷ Nghệ An Hồ Lê Ngọc thông tin thêm, để thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chương trình, kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tỉnh Nghệ An đã ban hành đồng thời tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp cụ thể.
Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng đối với kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
Hai là, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Thực hiện tốt quy định đánh giá, xếp loại hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị tỉnh Nghệ An theo quy định một cách dân chủ hóa.
Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả khâu đánh giá cán bộ. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể của cán bộ, xác định đúng tiêu chuẩn từng loại cán bộ, có thước đo cụ thể hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ, công chức.
Đẩy mạnh đồng bộ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ với phòng, chống tham nhũng trong hoạch định chính sách, tham nhũng kinh tế; ngăn chặn sự can thiệp của vào công tác cán bộ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh việc lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ. Đây là khâu quan trọng trong quá trình lãnh đạo của các cấp ủy, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời những sai phạm có thể xảy ra trong công tác cán bộ ở tỉnh Nghệ An. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm các quy định liên quan đến công tác cán bộ, với phương châm không có “vùng cấm”, không loại trừ bất cứ đối tượng nào, ở bất kỳ cấp nào, giữ bất kỳ cương vị nào. Tiến hành hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng, không phù hợp về công tác cán bộ và xử lý nghiêm minh tập thể, cá nhân có khuyết điểm, sai phạm.
Cuối cùng là lựa chọn đúng cán bộ, đảng viên có đức, có tài để thay mặt cấp ủy, chính quyền và nhân dân nắm lấy, thực thi và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, một cách xứng đáng. Kiên quyết loại ra khỏi bộ máy những cán bộ tham vọng quyền lực, tham nhũng, cơ hội, vụ lợi, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Từ các giải pháp trên, Tỉnh uỷ Nghệ An xác định, nhân tố quyết định thành công trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thể hiện ở sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ, nhất là điều tra, xử lý các vụ, việc tham nhũng trong công tác cán bộ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.
Đông Hà + Thanh Hoa
07:30 15/12/2024(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương