Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 05/07/2021 - 18:34
(Thanh tra) - Rà soát, xác định rõ những cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội còn thiếu chặt chẽ, sơ hở, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ làm nảy sinh tham nhũng; những khâu, những lĩnh vực quản lý còn bị buông lỏng dẫn đến những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất dễ lợi dụng để tham nhũng...
Rà soát những khâu bị buông lỏng dẫn đến những cán bộ thoái hóa, biến chất lợi dụng để tham nhũng. Ảnh minh họa: Internet
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có văn bản giải quyết và trả lời kiến nghị cử tri các tỉnh Phú Thọ, Quảng Nam và Trà Vinh gửi tới Quốc hội sau Kỳ họp thứ 11, Khóa XIV.
Tăng cường tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tham nhũng
Đối với các kiến nghị đề nghị tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) từ Trung ương (TƯ) đến địa phương; bên cạnh đấu tranh, xử lý các vụ việc lớn, phức tạp ở cấp TƯ, cấp tỉnh, cần đẩy mạnh phát hiện, xử lý tình trạng tham nhũng “vặt” ở các địa phương và thông tin rộng rãi cho nhân dân biết, đồng thời công khai tài sản thu hồi của những người tham nhũng, TTCP nhấn mạnh: Với quyết tâm chính trị của Đảng cùng sự tham gia của Nhà nước và toàn xã hội trong công tác PCTN, thời gian qua, công tác PCTN đã đạt được những kết quả tích cực. Các biện pháp phòng ngừa đã làm giảm thiểu nguy cơ phát sinh các vụ việc tham nhũng; công tác phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, đặc biệt là các vụ tham nhũng lớn và những người có hành vi tham nhũng giữ chức vụ cao trong bộ máy Nhà nước được quan tâm, chỉ đạo sát sao; quyết tâm thu hồi triệt để tài sản tham nhũng... những kết quả đó đã củng cố niềm tin cùa nhân dân vào công cuộc PCTN của Đảng và Nhà nước.
Để tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác PCTN từ TƯ đến địa phương, kể cả tham nhũng vặt, trong thời gian tới TTCP tiếp tục tham mưu với Đảng và Nhà nước các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Tiếp tục thực hiện nghiêm Luật PCTN 2018, Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
Tăng cường công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, phản ánh về tham nhũng; bảo vệ người tố cáo theo Chỉ thị số 27-CT/TW; Quy định số 11-QĐ/TW Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị; quy định về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức đổi với cán bộ lãnh đạo, quản lý; cơ chế bảo vệ người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” trong cán bộ, đảng viên; cơ chế kiểm soát quyền lực trong PCTN…
Kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ
Rà soát, xác định rõ những cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội còn thiếu chặt chẽ, sơ hở, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ làm nảy sinh tham nhũng; những khâu, những lĩnh vực quản lý còn bị buông lỏng dẫn đễn những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất dễ lợi dụng để tham nhũng; đặc biệt là cơ chế chính sách và công tác quản lý trên những lĩnh vực mà thực tế thời gian qua xảy ra nhiều sai phạm, tham nhũng lớn như đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý vốn và tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp... để từ đó khẩn trương có giải pháp khắc phục bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.
Tập trung khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ. Thực hiện nghiêm và có hiệu quả Quy định số 179-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, Quy định số 205- QĐ/TW cùa Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ; tăng cường kiểm tra công tác quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước; kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm.
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các dự án đầu tư lớn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; quản lý sử dụng đất đai; đầu tư theo hình thức BT, BOT; cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; quản lý vốn, tài sản Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; các dự án mua sắm lớn từ ngân sách Nhà nước...
Khẩn trương kết luận thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm đối với các dự án gây thất thoát, thua lỗ kéo dài, dư luận xã hội quan tâm; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, nhất là những kiến nghị về hoàn thiện cơ chế chính sách, thu hồi đất đai, tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đấy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế đã phát hiện. Tăng cường phối hợp, tập trung lực lượng để kết thúc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.
Hoàn thiện các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; tăng cường chỉ đạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong công tác PCTN ở địa phương, cơ sở; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ PCTN trong nội bộ các cơ quan có chức năng PCTN; không để cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực làm nhiệm vụ PCTN; tập trung xử lý nghiêm khắc, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc theo Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở đó, công tác PCTN tiếp tục được thực hiện đồng bộ và hiệu quả hơn trên cả ba phương diện: Phòng ngừa, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những người có hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.
BHXH thành lập cơ quan thanh tra để thực hiện thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm
Đối với kiến nghị của cử tri Phú Thọ về việc “nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra theo hướng giao ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam được thành lập cơ quan thanh tra, được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, TTCP cho biết, thực hiện Nghị quyết số 106/2020/QH14 của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, Quyết định số 999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/7/2020 về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật, pháp lệnh năm 2020, các dự án luật thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, thời gian qua TTCP đã thực hiện các bước theo quy trình (tổng kết thi hành Luật Thanh tra năm 2010, thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập gồm đại diện các bộ, ngành hữu quan; ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)).
Hiện nay, Dự thảo Luật đã được Bộ Tư pháp thẩm định. Theo nội dung của Dự thảo, BHXH Việt Nam thành lập cơ quan thanh tra để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định cùa Luật BHXH. Cơ quan thanh tra của BHXH Việt Nam có trách nhiệm giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN theo quy định của pháp luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương