Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/01/2011 - 05:18
(Tiếp theo và hết)
Điều 21. Phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong công tác xây dựng thể chế
1. Việc xây dựng, kiểm tra, thẩm định, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Công khai trong cơ quan quy trình, kế hoạch, kết quả xây dựng, kiểm tra, thẩm định, tuyên truyền pháp luật.
3. Nghiêm cấm xây dựng, ban hành văn bản quy định trái pháp luật; lợi dụng kiểm tra, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng, tuyên truyền pháp luật để vụ lợi.
Điều 22. PCTN trong đào tạo, bồi dưỡng (ĐT,BD)
1. Tiêu chuẩn, điều kiện về ĐT,BD nghiệp vụ thanh tra, đội ngũ giảng viên, chương trình ĐT,BD, văn bằng, chứng chỉ phải đúng quy định pháp luật về ĐT,BD và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Thanh tra.
2. Quy trình, quy chế tuyển sinh, quản lý đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả, cấp văn bằng chứng chỉ phải phù hợp với quy định pháp luật về quản lý ĐT,BD và tiêu chuẩn, điều kiện của ngành Thanh tra.
3. Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc đưa lên trang thông tin điện tử, phát hành ấn phẩm quy định của pháp luật về
ĐT,BD, tiêu chuẩn, quy trình, quy chế, chương trình ĐT,BD của ngành. Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị kế hoạch ĐT,BD hàng năm. Công khai tại cơ sở đào tạo việc thu, quản lý, sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ hoạt động tư vấn, các khoản hỗ trợ, viện trợ đầu tư cho ĐT,BD và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong ĐT,BD
a) Lợi dụng xét, phân bổ chỉ tiêu đào tạo, kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng chứng chỉ để vụ lợi;
b) Gian dối trong lập hồ sơ đào tạo, bài thi, kiểm tra, đề án, tiểu luận;
c) Thu phí, lệ phí và các khoản thu khác trong ĐT,BD trái quy định.
Điều 23. PCTN trong hoạt động đối ngoại
1. Chương trình, kế hoạch đối ngoại phải bảo đảm các nguyên tắc về hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chiến lược phát triển của ngành; điều kiện, tiêu chuẩn nhân sự thực hiện nhiệm vụ đối ngoại phải phù hợp với yêu cầu chung và yêu cầu riêng của từng chương trình hợp tác.
2. Công khai dưới hình thức thông báo bằng văn bản trong cơ quan, đơn vị chương trình, kế hoạch đối ngoại hàng năm, thỏa thuận hợp tác quốc tế, kết quả hợp tác, danh sách đoàn ra, đoàn vào khi người có thẩm quyền cho phép.
3. Nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động đối ngoại để vận động đối tác nước ngoài tổ chức các đoàn ra đoàn vào để vụ lợi.
Mục 3: PCTN trong quản lý tài chính, tài sản (TCTS)
Điều 24. Công khai TCTS trong cơ quan, đơn vị
Các đơn vị, tổ chức, các đoàn, tổ công tác trong cơ quan thanh tra Nhà nước phải công khai theo quy định của pháp luật nội dung sau:
1. Chính sách quản lý tài chính, chế độ, định mức, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định; quy chế quản lý, chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng nguồn kinh phí, tài sản của cơ quan, đơn vị.
2. Kế hoạch tài chính, dự toán, quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính hằng năm.
3. Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, kế hoạch vốn đầu tư, báo cáo đầu tư, quyết toán vốn đầu tư, mua sắm.
4. Báo cáo thu, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp, hỗ trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân (nếu có).
5. Danh mục tài sản hiện có theo các nguồn hình thành; báo cáo sử dụng, báo cáo thanh lý các loại tài sản.
Điều 25. Thực hiện quy định quản lý TCTS
Các đơn vị, tổ chức, đoàn, tổ công tác trong cơ quan thanh tra Nhà nước phải thực hiện đúng, đủ, kịp thời:
1. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định.
2. Quy chế quản lý TCTS của cơ quan, đơn vị.
3. Chế độ kế toán, thống kê, thanh tra, kiểm toán.
4. Chế độ công khai tài chính.
Điều 26. Chế độ kiểm tra, giám sát
1. Quy chế quản lý TCTS của cơ quan, đơn vị phải được xây dựng công khai, minh bạch, dân chủ trong cơ quan, đơn vị.
2. Báo cáo quyết toán vốn, kinh phí hàng năm; quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, báo cáo sử dụng vốn hỗ trợ, viện trợ phải được kiểm toán; báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm toán phải công khai trong cơ quan, đơn vị.
3. Thanh tra nhân dân phải giám sát thường xuyên; người đứng đầu cơ quan thanh tra Nhà nước định kỳ tiến hành thanh tra việc thực hiện
các quy định quản lý TCTS, chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán, quy định công khai tài chính; báo cáo giám sát, kết luận thanh tra phải được công khai trong cơ quan, đơn vị.
Điều 27. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý TCTS
1. Quy định các khoản thu, lập, sử dụng quỹ trái pháp luật.
2. Thực hiện không đúng chế độ kế toán, thống kê.
3. Thu, chi, mua sắm, sử dụng sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.
4. Lợi dụng phân bổ, cấp phát vốn, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản, kiểm tra, thanh toán, quyết toán để vụ lợi.
5. Gian dối trong lập hồ sơ thanh toán, quyết toán sử dụng kinh phí, mua sắm tài sản, vật tư, chi phí công tác, chi phí đề tài, đề án, dự án và các khoản chi phí khác.
6. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật trong quản lý TCTS.
Chương VI
Tổ chức thực hiện
Điều 28. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/3/2011.
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang vừa ban hành Văn bản số 04-TC/UBKT về thông cáo kết quả kỳ họp thứ 41, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bùi Bình
20:37 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2024.
Trần Kiên
18:02 11/12/2024N. Phó - L. Bằng
17:24 11/12/2024PV
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:40 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà