Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Hữu Chính
Thứ tư, 10/07/2024 - 10:01
(Thanh tra) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa có báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội nghị do Ban Nội chính tỉnh Quảng Bình chủ trì. Ảnh: Lê Hữu Chính
Trong 6 tháng đầu năm, công tác PCTN, tiêu cực đã được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện tốt, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, củng cố niềm tin của Nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, những kết quả đạt được cụ thể:
Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN trong phạm vi trách nhiệm của địa phương: Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 30-CTr/TU, ngày 29/1/2024 về công tác PCTN, tiêu cực năm 2024; Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành về công tác PCTN, tiêu cực (như: Kế hoạch số 2460 /KH-UBND ngày 29/11/2023 về thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đánh giá PCTN trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 2724/KII-UBND ngày 29/12/2023 về thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc năm 2024…). Trên cơ sở kế hoạch PCTN năm 2024 của UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trong tỉnh đã ban hành kế hoạch cụ thể thực hiện công tác PCTN tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 2454/KH-UBND ngày 28/11/2023 về triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ về Chiến lược Quốc gia PCTN, tiêu cực đến năm 2030.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật PCTN, tiêu cực: UBND tỉnh đã ban hành 2 văn bản và chỉ đạo hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban hành 11 văn bản triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức 2 hội nghị báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, trong đó đã phổ biến, quán triệt nội dung Luật Thanh tra năm 2022; Luật Đất đai năm 2024 cho 75 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; lớp tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 300 hòa giải viên trên địa bàn huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn và TP Đồng Hới. Đồng thời chỉ đạo in ấn 5.500 cuốn bản tin tư pháp, cung cấp tài liệu tuyên truyền trên loa truyền thanh ở cơ sở hàng tháng.
Về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị: Sở Nội vụ đã tiến hành kiểm tra tại 9 cơ quan, đơn vị, địa phương. Các đơn vị cơ bản thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra cơ bản thực hiện tốt giờ giấc làm việc, đeo thẻ công chức theo đúng quy định; thủ tục hành chính được công khai, niêm yết đầy đủ, tạo thuận lợi cho tổ chức, người dân khi đến giao dịch.
Đến thời điểm ngày 15/6/2024, đã có 35/39 cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức năm 2024. Tổng số vị trí cần chuyển đổi trong năm 2024 theo kế hoạch của các cơ quan, đơn vị, địa phương là 186 vị trí. Trong 6 tháng đầu năm, đã chuyển đổi, thay đổi vị trí công tác đối với 132 vị trí.
Cơ quan điều tra 2 cấp đã thụ lý điều tra 11 vụ/16 bị can (trong đó, 6 vụ/7 bị can kỳ trước chuyển sang, 5 vụ/9 bị can mới khởi tố trong kỳ). Vụ án điển hình về tham nhũng mới khởi tố trong kỳ là vụ Dương Thị Thiếu tham ô tài sản tại Công ty Cổ phần Nhôm Yangli Việt Nam (hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra làm rõ).
Tổng số tiền đã phát hiện phải thu hồi là 1,53 tỷ đồng; kết quả thu hồi tài sản tham nhũng là 434 triệu đồng, đạt tỷ lệ 29%).
Trong kỳ báo cáo, qua hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra nội bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, chưa phát hiện có dấu hiệu tham nhũng. Không có trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xử lý trách nhiệm do để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Công tác PCTN có chuyển biến tích cực, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cơ bản thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. So với cùng kỳ năm trước, công tác PCTN và phát hiện tham những hiệu quả hơn, cụ thể: Số vụ án, số bị can được phát hiện, khởi tố mới tăng so với cùng kỳ năm trước (kỳ trước 4 vụ/5 bị can, kỳ này 5 vụ/8 bị can).
Bên cạnh đó, công tác PCTN cũng còn một số tồn tại, hạn chế. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng về công tác PCTN còn hạn chế, dẫn tới hiệu quả việc phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN chưa cao; việc công khai, dân chủ trong hoạt động của một số cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức; một số chế độ, định mức, tiêu chuẩn chậm được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, nhất là các quy định về chi tiêu tài chính; tình trạng vi phạm về chế độ, định mức, tiêu chuẩn vẫn còn xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị; một số ít cán bộ, công chức, viên chức còn có biểu hiện nhũng nhiễu, gây khó khăn cho Nhân dân và doanh nghiệp; công tác phát hiện các vụ việc, vụ án tham nhũng còn ít; việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ vẫn là khâu yếu, các vụ việc tham nhũng được phát hiện chủ yếu thông qua tin báo tội phạm, báo chí, phản ánh của Nhân dân.
Để thực hiện tốt công tác PCTN, Quảng Bình xác định nhiệm vụ thời gian tới là tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nội chính, PCTN và cải cách tư pháp; thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, nhất là Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Luật PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra, xác minh kịp thời các đơn thư tố cáo có nội dung liên quan tham nhũng, tiêu cực.
Ngoài ra, phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và Nhân dân, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông và mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong PCTN; biểu dương, khen thưởng tấm gương điển hình và có biện pháp bảo vệ người tố cáo để khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia PCTN.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương