Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định đầy đủ việc xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực

Phương Anh

Thứ ba, 24/09/2024 - 19:44

(Thanh tra)- Theo Thanh tra Chính phủ, hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) cơ bản quy định đầy đủ về việc xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.

Theo Thanh tra Chính phủ, hệ thống pháp luật về PCTN cơ bản quy định đầy đủ về việc xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Ảnh: PA

Tại báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, cử tri tỉnh Thái Bình đề nghị Thanh tra Chính phủ tiếp tục nghiên cứu trình Quốc hội bổ sung các quy định về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc; không thực hiện nghiêm việc kê khai, công khai tài sản… vào trong Luật PCTN nhằm tăng cường hiệu quả công tác PCTN.

Trả lời kiến nghị của cử tri về nội dung bổ sung các quy định về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc vào Luật PCTN, Thanh tra Chính phủ cho biết, tiếp thu ý kiến của cử tri để nghiên cứu trong quá trình tham mưu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về PCTN trong thời gian tới.

Đối với hành vi không thực hiện nghiêm việc kê khai, công khai tài sản, Thanh tra Chính phủ cho biết, tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 130.2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể việc xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai.

Bên cạnh đó, Điều 51 Luật PCTN quy định cụ thể việc xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực. Cụ thể:

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu HĐND mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xoá tên khỏi danh sách những người ứng cử.

Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.

Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.

Về quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý ký luật làm việc, Thanh tra Chính phủ cho biết, việc xử lý, kỷ luật người kê khai, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực còn có các quy định như: Quy định số 69-QĐ/TW ngày 6/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm: Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2022 về xử lý kỷ luật cán bộ công chức, viên chức.

Ngoài ra, tại Điều 21 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ quy định về xử lý hành vi vi phạm khác trong kiểm soát tài sản, thu nhập, cụ thể: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu trách nhiệm trong tổ chức việc kê khai, công khai bản kê khai, nộp bản kê khai thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức”.

Như vậy, theo Thanh tra Chính phủ, hệ thống pháp luật về PCTN cơ bản quy định đầy đủ về việc xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.

Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Luật PCTN năm 2018. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ đang tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đối với công tác PCTN, trong đó có các nội dung, như: kê khai, xác minh tài sản, thu nhập; xử lý người có hành vi tham nhũng; xử lý tài sản tham nhũng. Dự kiến sẽ hoàn thành báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật PCTN năm 2018 trong quý III/2024. Đây là cơ sở để tham mưu Chính phủ đề xuất, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về PCTN trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đang nghiên cứu, xây dựng thông tư hướng dẫn về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; trường hợp cần thiết sẽ tham mưu, đề xuất với Chính phủ để sửa đổi Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024
Gợi mở cách thức tiếp cận và khai thác thông tin báo chí qua hoạt động kiểm toán

Gợi mở cách thức tiếp cận và khai thác thông tin báo chí qua hoạt động kiểm toán

(Thanh tra) - Ngày 21/11, Kiểm toán Nhà nước tổ chức hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho đội ngũ phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Hoàng Nam

20:19 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm