Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ông Lê Tấn Hùng 26 -30 năm tù, ông Trần Vĩnh Tuyến 7-8 năm tù

Thứ hai, 13/12/2021 - 17:26

(Thanh tra) - Viện Kiểm sát (VKS) cho rằng, bị cáo Lê Tấn Hùng biết dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Sagri chưa được phê duyệt phương án, kế hoạch thoái vốn, chưa thẩm định giá... nhưng vẫn chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường. Ngoài ra, bị cáo còn chỉ đạo cấp dưới ký khống 10 hợp đồng "rút ruột" 13,3 tỷ đồng của Sagri, VKS đề nghị 26-30 năm tù.

Ông Lê Tấn Hùng tại tòa. Ảnh: Nghiêm Lan

Ông Trần Vĩnh Tuyến, ông Trần Trọng Tuấn, VKS đều đề nghị mức phạt 7-8 năm tù.

Ngày 13/12, Tòa án nhân dân TP. HCM tiếp tục phiên xử sơ thẩm, vụ án sai phạm khi duyệt cho Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - Sagri - 100% vốn Nhà nước, do UBND TP. HCM là chủ sở hữu, chuyển nhượng dự án cho tư nhân, gây thiệt hại 672 tỷ đồng.

19 bị cáo hầu hết là cựu cán bộ của TP. HCM. Ông Lê Tấn Hùng (cựu Tổng Giám đốc Sagri) cùng 9 bị cáo tội danh “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”; 7 bị cáo tội “tham ô tài sản”; 2 bị cáo tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và 1 bị cáo tội “che giấu tội phạm”.

Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, cựu Phó Chủ tịch UBND TP. HCM phạm tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Nguyên Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM Trần Trọng Tuấn tội danh “vi phạm về quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Ông Lê Tấn Hùng: Biết dự án chưa đủ điều kiện vẫn chỉ đạo cấp dưới làm sai

Theo VKS, năm 2015, Thanh tra TP. HCM đã có kết luận về việc quản lý, sử dụng đất tại Sagri và xác định: Có 3 dự án do Tổng Công ty đầu tư để hợp tác kinh doanh, thành lập pháp nhân mới không thuộc ngành nghề kinh doanh chính, trong đó bao gồm dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9, TP. HCM (nay thuộc TP Thủ Đức).

Đồng thời, UBND TP. HCM yêu cầu Sagri có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư tại 3 dự án không đúng ngành nghề kinh doanh chính, trong đó có dự án nêu trên.

Tuy nhiên, ông Lê Tấn Hùng và các bị cáo khác tại Sagri vẫn tiếp tục các thủ tục thực hiện phương án triển khai dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9.

Đến tháng 9/2016, Sagri ký biên bản thỏa thuận về giá trị chuyển nhượng dự án khu nhà ở Phước Long B với Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú. Sau đó thực hiện các thủ tục để hoàn thành việc chuyển nhượng dự án này cho Tổng Công ty Phong Phú.

Phát biểu quan điểm về vụ án, VKS cho rằng, bị cáo Lê Tấn Hùng được Nhà nước giao quản lý tài sản tại Sagri, nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Tổng Giám đốc Sagri chỉ đạo cấp dưới thực hiện nhiều hành vi sai phạm để chuyển nhượng dự án cho Công ty Phong Phú.

Bị cáo biết dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Sagri chưa được phê duyệt phương án, kế hoạch thoái vốn... nhưng vẫn thực hiện việc chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường, gây thất thoát số tiền đặc biệt lớn.

Ngoài ra, ông Hùng còn chỉ đạo cấp dưới ký khống 10 hợp đồng tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài để "rút ruột" 13,3 tỷ đồng của Sagri. Quá trình điều tra xét xử, bị cáo thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi sai phạm, song cho rằng bản thân không tư lợi đề nghị Hội đồng Xét xử (HĐXX) xem xét lại về tội danh, đã tác động gia đình khắc phục toàn bộ số tiền đã sử dụng cá nhân.

"Với vai trò là người cầm đầu vụ án, hậu quả gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, cần có mức án nghiêm khắc đối với bị cáo", VKS nhận định, đề nghị tòa tuyên phạt ông Hùng 12-14 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí; 14-16 năm tù về tội tham ô tài sản; tổng hợp hình phạt là 26-30 năm tù.

Ông Trần Vĩnh Tuyến biết rõ sai phạm nhưng vẫn ký

Đối với ông Tuyến, VKS nhận định, dự án phát triển khu nhà ở 3,75 ha tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9, TP. HCM, chưa đủ điều kiện và căn cứ pháp lý để chuyển nhượng nhưng ông Tuyến đã ký ban hành quyết Quyết định (số 6077 ngày 17/11/2017) chấp thuận chuyển nhượng dự án do Sagri làm chủ đầu tư cho Tổng Công ty Phong Phú là trái pháp luật.

Ông Trần Vĩnh Tuyến tại tòa. Ảnh: Nghiêm Lan

VKS cho rằng, ông Tuyến với vai trò là Phó Chủ tịch UBND TP, buộc phải biết dự án này là TP giao cho Sagri quản lý, trước khi chuyển nhượng phải thẩm định giá theo giá thị trường, thực hiện đấu giá...

Tuy nhiên, bị cáo vẫn ký quyết định chấp thuận khi Sagri chưa đủ các điều kiện này. Đây là cơ sở để Lê Tấn Hùng và các đồng phạm tại Sagri tự ý quyết định giá trị dự án để chuyển nhượng trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước 672 tỉ đồng.

Cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ tịchTP về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí theo khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.

Theo VKS, quá trình điều tra ông Tuyến khai biết việc chuyển nhượng dự án của Sagri là sai nhưng vì nể nang Lê Tấn Hùng.

Tại tòa, bị cáo cho rằng, quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấp thuận cho Sagri chuyển nhượng dự án trái quy định là do thiếu sót, không đọc kỹ kết luận thanh tra chứ không phải vì nể nang, biết sai mà vẫn ký.

Đại diện VKS cũng cho biết, quá trình điều tra bị cáo không bị ép cung, do đó lời khai tại cơ quan điều tra là có căn cứ.

Sau khi đánh giá mức độ phạm tội cũng như ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ như có nhiều đóng góp cho thành phố, thành khẩn khai báo... VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Tuyến 7-8 năm tù.

Bị truy tố với vai trò đồng phạm của ông Tuyến, ông Trần Trọng Tuấn (cựu Giám đốc Sở Xây dựng, ký tờ trình tham mưu cho phép Sagri chuyển nhượng dự án trái pháp luật) cũng thay đổi lời khai về nguyên nhân phạm tội.

Theo VKS, quá trình điều tra bị cáo thừa nhận như ông Tuyến - tức là biết việc tham mưu cho UBND thành phố là sai nhưng vẫn làm, do nể nang, nhưng tại tòa lại cho rằng bản thân không sai.

"Việc này là không có căn cứ chấp nhận", đại diện VKS nói, đồng thời đề nghị tòa áp dụng mức án bằng ông Tuyến, 7-8 năm tù.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024
Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm