Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ông Jacob Zuma sắp hầu tòa - phép thử cho chiến dịch chống tham nhũng của Nam Phi

Ngọc Anh

Thứ tư, 24/02/2021 - 15:16

(Thanh tra) - Phiên xét xử đối với cựu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 5 - hơn 16 năm kể từ lần đầu tiên ông bị dính líu đến các cáo buộc tham nhũng.

Công tố viên Billy Downer (trái ảnh), chào các thành viên của nhóm pháp lý đại diện cho cựu Tổng thống Jacob Zuma, bên trong Tòa án Tối cao ở Pietermaritzburg, Nam Phi, ngày 23/2/2021. Ảnh: Themba Hadebe / Associated Press

Ông Zuma, Tổng thống Nam Phi từ năm 2009 đến 2018, bị cáo buộc nhận hối lộ từ nhà sản xuất vũ khí Pháp Thales.

Cả ông Zuma và Thales đều phủ nhận các cáo buộc chống lại họ, bao gồm tham nhũng, gian lận, tống tiền và rửa tiền.

Theo các nhà phân tích, phiên tòa xét xử ông Zuma và lệnh yêu cầu ông có mặt trước cuộc điều tra tư pháp về việc tham nhũng được coi là phép thử đối với chiến dịch chống tham nhũng của Tổng thống Cyril Rampahosa.

Ngày 23/2, công tố viên Billy Downer nói với Tòa án Tối cao Pietermaritzburg rằng, tất cả các vấn đề trước khi xét xử đã được hoàn tất và cơ quan công tố cũng như và nhóm bào chữa của ông Zuma đã sẵn sàng để bắt đầu phiên tòa.

Thẩm phán Nkosinathi Chili xác nhận, vụ án đã sẵn sàng để xét xử và dự kiến phiên tòa bắt đầu vào ngày 17/5.

Ông Zuma phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng liên quan đến những khoản thanh toán mà ông bị cho là nhận hối lộ từ Thales.

Thales là một trong những công ty đã đạt được hợp đồng cung cấp vũ khí gây tranh cãi cho Nam Phi hồi năm 1999.

Thỏa thuận với Thales bị cáo buộc tham nhũng đã được thực hiện bởi cựu cố vấn tài chính của ông Zuma, Schabir Shaik - người bị kết tội vào năm 2005 với bản án 15 năm tù.

Thẩm phán xét xử khi đó kết luận, Schabir có mối liên hệ "tham nhũng" với ông Zuma. Tổng thống Nam Phi lúc đó là Thabo Mbeki bãi nhiệm ông Zuma khỏi cương vị Phó Tổng thống, đồng thời yêu cầu Cơ quan Công tố quốc gia Nam Phi (NPA) truy tố ông. Cuối cùng, Schabir nhận hết tội về mình.

Sau khi thụ án chỉ hơn 2 năm, Schabir Shaik được tạm tha, vì lý do sức khỏe. Trong khi ông Zuma thoát việc bị truy tố, trở lại chính trường bằng cách tranh thủ sự ủng hộ của những cử tri bình thường và giới công đoàn vốn là chỗ dựa vững chắc của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), cũng như những nhân vật cùng bộ tộc có vai vế trong ANC.

Tận dụng cơ hội tốt nói trên, ông Zuma vượt qua chính đương kim Tổng thống Thabo Mbeki trong cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch ANC nhiệm kỳ mới tháng 12/2007, với đa số 60,7% tổng phiếu bầu.

Phiên tòa vào tháng 5 tới đây được nhận định là sẽ làm tăng thêm những lo lắng pháp lý cho ông Zuma khi phải đối mặt với án tù hoặc phạt tiền vì không xuất hiện trước Ủy ban Điều tra của nhà nước về các cáo buộc tham nhũng trong Chính phủ và các công ty nhà nước khi ông còn là Tổng thống.

Cựu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đến Cơ quan Điều tra ở Johannesburg, ngày 16/11/2020. Ảnh: CNN

Ông Zuma đã phải từ chức vào năm 2018 dưới sức ép của ban lãnh đạo Đảng ANC do uy tín xuống dốc trầm trọng vì các cáo buộc tham nhũng đối với ông và các cộng sự.

Ngày 15/2/2018, Tổng thống Cyril Ramaphosa lên nắm quyền, tuyên bố sẽ diệt trừ tận gốc nạn tham nhũng và thành lập một Ủy ban Tư pháp do Phó Chánh án Raymond Zondo đứng đầu để điều tra các cáo buộc tham nhũng.

Ông Zuma đã bị các nhân chứng trong cuộc điều tra, bao gồm các cựu bộ trưởng Nội các và các quan chức cấp cao của Chính phủ, ám chỉ về nỗ lực tác động đến việc trao các hợp đồng nhà nước béo bở cho các cộng sự của ông.

Tuy nhiên, tuần trước, ông Zuma đã từ chối tuân theo lệnh của tòa án về việc có mặt trước Ủy ban. Bởi vậy, Ủy ban đã đệ đơn lên Tòa án Hiến pháp, cho biết, ông Zuma không xuất hiện, cũng không cung cấp lời khai khi được hướng dẫn. Ông Zuma bị buộc tội khinh thường tòa án và bị đề nghị kết án 2 năm tù vì không trình diện trước Ủy ban.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm