Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 26/07/2024 - 17:41
(Thanh tra) - Ngày 26/7, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) tổ chức hội thảo hoàn thiện đề cương nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở “Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng” do ThS Nguyễn Phương Vy, Phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT làm chủ nhiệm.
ThS Nguyễn Phương Vy trình bày đề cương nghiên cứu. Ảnh: TH
ThS Nguyễn Phương Vy cho biết, Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện có địa vị pháp lý quan trọng trong quản lý nhà nước ở địa phương, được pháp luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng được thể hiện trên hai phương diện, đó là tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện trong quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thi hành pháp luật và phòng, chống tham nhũng. Mặt khác, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trực tiếp thực hiện một số biện pháp phòng, chống tham nhũng cụ thể ở địa phương thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Chủ nhiệm đề tài cho biết, thời gian qua, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả quan trọng đáng ghi nhận. Tuy nhiên, với nhiệm vụ, quyền hạn được giao và thực tiễn thực hiện cho thấy hoạt động Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng còn một số hạn chế, bất cập, cụ thể:
Việc thực hiện chức năng tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện có lúc chưa kịp thời; công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở địa phương còn hạn chế; hiệu quả phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện chưa cao; việc kiểm soát tài sản thu nhập của Thanh tra tỉnh còn nhiều lúng túng...
Với mục tiêu của là nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý và làm rõ thực trạng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng.
Trên cơ sở đó, đề tài triển khai nghiên cứu 3 nội dung chính: Nội dung 1: Một số vấn đề lý luận về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng. Nội dung 2: Thực trạng nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng. Nội dung 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh, thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng.
Góp ý vào nội dung nghiên cứu, TS Tạ Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT cho rằng, chủ nhiệm đề tài cần cân nhắc phạm vi nghiên cứu để phù hợp với đề tài khoa học cấp cơ sở, có thể cân nhắc nghiên cứu giữa Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện ở thành thị và nông thôn; cần làm rõ khái niệm nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng; đồng thời cần nghiên cứu đặc điểm của Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện để thấy chức năng, nhiệm vụ khác nhau của hai cơ quan này; nội dung và phương thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, của Thanh tra huyện.
Cùng với đó, cần có sự tách bạch giữa điều kiện bảo đảm và yếu tố ảnh hưởng để tránh sự trùng lặp về nội dung…
Theo ThS Lê Văn Đức, Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Thông tin - Thư viện, Viện CL&KHTT cho rằng, tên Chương I, cần đặt lại thành “Một số vấn đề chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng”; đồng thời, đề tài cần làm rõ nguyên tắc hoạt động của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, từ đó, thấy yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của 2 cơ quan này; nhóm lại nội dung 2 về “Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan tổ chức, đơn vị” và nội dung 3 “Phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị” trong Chương I cho phù hợp hơn, xem xét đến phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng; nghiên cứu các quy định của Đảng về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện để từ đó làm căn cứ phân tích thực trạng ở Chương II…
Đồng quan điểm với ThS Lê Văn Đức về việc đổi tên Chương I và gom lại nội dung 2 và nội dung 3 trong Chương I như đã nêu trên, TS Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT cho rằng, việc để tên và sắp xếp lại đề mục như vậy sẽ phù hợp với phạm vi đề tài khoa học cấp cơ sở;
Bê cạnh đó, đề tài làm rõ sự khác nhau giữa nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện, và lấy đó làm căn cứ để phân tích thực trạng; đề cập đến vai trò của cơ quan thanh tra hành chính cấp tỉnh, cấp huyện trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng…
TS Nguyễn Thị Thu Nga, Viện CL&KHTT cho rằng, đối tượng nghiên cứu của đề tài có nội dung “tiêu cực”, trong khi đó, tên đề tài không có cụm từ này, do vậy, chủ nhiệm đề tài có thể cân nhắc để hoặc bỏ cụm từ này trong suốt nội dung đề tài và có sự luận giải về vấn đề này.
Tại tên đề mục 1.2 “Hoạt động của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện với công tác phòng, chống tham nhũng” tại Chương I cần chỉnh sửa lại để bao quát toàn bộ nội dung trong đó; đồng thời, trong mục này cần bổ sung vai trò của cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng; bổ sung thêm điều kiện đảm bảo về địa vị pháp lý và chức năng của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện và điều kiện về cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện; đề cập đến mô hình tổ chức của cơ quan thanh tra trong phần yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện…
Theo TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, trọng tâm của đề tài tập trung vào nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong phòng, chống tham nhũng; cần có sự tách bạch giữa nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện; xuyên suốt các đề mục của các chương, cần gắn với cụm từ “trong phòng, chống tham nhũng”;
Theo TS Nguyễn Huy Hoàng, đề tài cũng cần làm rõ khái niệm về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện; nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện và phương thức thực hiện; cần làm phong phú số liệu nghiên cứu của đề tài…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý