Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nâng cao hiệu quả qua giám sát hoạt động đoàn thanh tra

Thứ sáu, 05/07/2013 - 09:28

(Thanh tra)- Ngày 4/7, tại Vĩnh Phúc, Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh đã chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Quy trình giám sát hoạt động đoàn thanh tra.

Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh

Sau khi Luật Thanh tra năm 2010 được ban hành, Chính phủ cho phép thành lập Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra trong tổ chức của Thanh tra Chính phủ nhằm nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra. Đối với chức năng giám sát hoạt động đoàn thanh tra, để có cơ sở pháp luật cho hoạt động của Vụ, Tổng Thanh tra đã quyết định xây dựng Quy trình Giám sát hoạt động đoàn thanh tra.

Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh nhấn mạnh, giám sát hoạt động đoàn thanh tra có vị trí và vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Thông qua giám sát hoạt động đoàn thanh tra giúp người ra quyết định thanh tra nắm được hoạt động của đoàn thanh tra, việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực thanh tra nói riêng. Đặc biệt, việc giám sát cần quan tâm hơn nhằm đáp ứng công tác thanh tra trong thời kỳ phát triển mới.Dự thảo Quy trình được chia làm 3 chương, 17 điều. Chương I gồm 3 điều tập trung xác định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng và trách nhiệm của thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ. Chương II gồm 12 điều chia làm 3 mục: Mục 1 chuẩn bị giám sát gồm các nội dung như chuẩn bị thực hiện, ra quyết định, kế hoạch giám sát hoạt động đoàn thanh tra; mục 2 quy định về tiến hành giám sát; mục 3 quy định về kết thúc việc giám sát, xây dựng báo cáo kết quả. Chương III về điều khoản thi hành quy định về hiệu lực thi hành và về việc sửa đổi, bổ sung quy trình. Theo Dự thảo, quy trình này áp với các đối tượng là thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, đoàn thanh tra do Thanh tra Chính phủ thành lập; tổ giám sát, người được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động đoàn thanh tra; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám sát đoàn thanh tra. Dự thảo quy định, chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc giám sát hoạt động đoàn thanh tra, người giám sát có báo cáo kết quả giám sát hoạt động đoàn thanh tra trình Tổng Thanh tra đồng thời gửi Vụ trưởng Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra.Toàn cảnh hội thảo

Trên cơ sở Dự thảo, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp tập trung vào các nội dung: Trình tự, thủ tục, nội dung, hình thức giám sát của đoàn thanh tra cũng như trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định dự thảo kết luận thanh tra.

Vụ phó Vụ III Vũ Hồng Khánh nhận định: Trước đây có quy chế giám sát hoạt động động đoàn thanh tra thì không có quy trình, hiện nay hoạt động giám sát đã quy mô hơn. Dự thảo đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động giám sát. Theo ông Khánh, trong quá trình thanh tra, một đoàn thanh tra xây dựng rất nhiều dự thảo quyết định và kế hoạch thanh tra trong từng thời kỳ như vậy biết gửi cho đoàn giám sát dự thảo nào? Nếu quy định “cứng” vào quy trình thì rất khó. Bên cạnh đó, việc trưởng đoàn thanh tra và các thành viên phải báo cáo nên việc thực hiện chức trách thanh tra sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động thanh tra cho nên cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Vụ Phó Vụ II Đào Trung Kiên cho rằng, khi có quyết định thanh tra thì mới nên xây dựng quyết định giám sát vì trước đó có có rất nhiều dự thảo quyết định thanh tra. Đồng thời, các nội dung giám sát cần được chọn lọc có trọng tâm, trọng điểm để quá trình thực hiện giám sát đoàn thanh tra có hiệu quả.

Theo Chánh Thanh tra tỉnh Phú Thọ Nguyễn Bá Tuấn, hiện nay thanh tra các địa phương cũng hết sức quan tâm đến giám sát hoạt động đoàn thanh tra. Dự thảo cần quan tâm mở rộng phạm vi đối tượng điều chỉnh đối với cả các địa phương nhằm tạo được thuận lợi, thống nhất chung trong ngành thanh tra trong lĩnh vực giám sát đoàn thanh tra trong thời gian tới.

Vụ trưởng Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh: Các ý kiến của đại biểu sẽ được Tổ Biên tập tiếp thu, chỉnh lý, để hoàn thiện Quy trình Giám sát hoạt động đoàn thanh tra có chất lượng, tính khả thi cao; trình Tổng Thanh tra ký ban hành, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu giám sát hoạt động đoàn thanh tra nói riêng và hoạt động thanh tra nói chung trong điều kiện hiện nay.

Ngày 5/7, Thanh tra Chính phủ tiếp tục lấy ý kiến đóng góp về Quy trình Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra.


PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm