Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng. Qua 5 năm thực hiện Luật PCTN và Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí” trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã được kiềm chế. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng nói chung vẫn diễn biến phức tạp, công tác PCTN chưa thực sự tạo được lòng tin của nhân dân, nhất là trên một số lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng như lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, quản lý đầu tư xây dựng….Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là nhóm giải pháp hàng đầu trong phòng ngừa tham nhũng đã được các cấp, các ngành chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, qua kiểm tra tai một số bộ, ngành, địa phương cho thấy, việc thực hiện công khai, minh bạch hoạt động tại một số cơ quan, đơn vị chưa đồng bộ, chưa thống nhất, nội dung và hình thức công khai còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; nhận thức về mục đích, ý nghĩa của việc công khai, minh bạch đối với công tác PCTN chưa đầy đủ.Đề tài nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận, thực tiễn, đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường việc thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa tham nhũng nói riêng và hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước về công tác PCTN nói chung. TS Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (người đang đứng) là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thuBan Chủ nhiệm đề tài đã tập trung nghiên cứu thực trạng công khai, minh bạch trong một số công tác, lĩnh vực quan trọng trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp hoặc một số lĩnh vực nhạy cảm, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn… Đó là: Thực trạng công khai, minh bạch trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng, giáo dục, y tế, tổ chức cán bộ, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN; khả năng công chúng tiếp cận thông tin về PCTN .Hội đồng nghiệm thu đánh giá, đây là một đề tài khó và nhạy cảm, nhưng từ cách tiếp cận đến thực hiện đề tài đều đã được thực hiện một cách khá hoàn thiện. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã làm sáng tỏ những vấn đề đang đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch, đặc biệt là làm rõ những bất cập, hạn chế, vướng mắc, khó khăn trong công khai, minh bạch và nguyên nhân, để từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN.Đặc biệt, ngoài các nhóm giải pháp chung về hoàn thiện thể chế, chính sách; tăng cường tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; các giải pháp bổ trợ… Ban Chủ nhiệm đề tài còn đề ra các giải pháp đặc thù trên một số lĩnh vực cụ thể (quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng…)Các thành viên Hội đồng nghiệm thu và đại biểu tham dự đã có nhiều ý kiến góp ý để Ban Chủ nhiệm hoàn thiện đề tài hơn nữa: Có thể bổ sung lịch sử, kinh nghiệm về công khai minh bạch quốc tế, đánh giá về chính bản thân Luật PCTN (như các quy định cụ thể về công khai: Công khai như thế nào, trách nhiệm thuộc về ai, công khai với ai…); các giải pháp tránh ôm đồm, đi sâu vào các biện pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả thể chế…Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá, công trình nghiên cứu này là một tài liệu rất tốt, có thể làm tài liệu tham khảo hữu dụng cho hoạt động PCTN trong thực tế. Phó Tổng Thanh tra lưu ý, Ban Chủ nhiệm đề tài cần chú ý nêu rõ hơn phần khoanh vùng đối tượng nghiên cứu; cần rút ra nguyên nhân chung của tồn tại hạn chế chứ không chỉ trong từng lĩnh vực; đề tài còn ít đề cập đến trách nhiệm của người đứng đầu (công khai minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình)…Hội đồng nghiệm thu đánh giá đề tài đạt 539 điểm, trung bình 89,3 điểm, được xếp loại xuất sắc.